Cùng các ban!
Mở đầu cho trang Blog mới, chủ nhà mượn Lời giới thiệu tập truyện ngắn "CHUYỆN KỂ NGƯỜI ĐI SĂN" của nhà thơ Phạm Doanh - Nguyên Phó chủ tịch Hội VHNT Đăk Lăk, Tổng biên tập tạp chí Chư Yang Sin để bạn hữu biết thêm về chủ nhân khi đến thăm nhà.
Do hoàn cảnh đặc biệt mà Hồng Chiến trở thành một thợ săn nổi tiếng
của vùng rừng núi phía Đông Cao nguyên Dak Lak.
Những tưởng nghề săn chỉ là phương tiện
kiếm sống để chờ đợi… giải khuây; nào ngờ cái hùng vĩ và bí ẩn của đại ngàn Tây
Nguyên đã kích thích tính mạo hiểm, niềm say mê khám phá và tình yêu thiên
nhiên của Hồng Chiến – đến đỗi, anh đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong mỗi
chuyến đi săn. Anh tâm sự: “Săn thú trên rừng cũng như bắt cá dưới biển; đạo
đức của người săn bắt là có ý thức bảo vệ môi sinh, giữ gìn loài quý hiếm”.
Vốn là
một nhà báo nghiệp dư, Hồng Chiến đã từng cho bạn đọc thấy sự lạ ở những nơi
quen. Qua “Chuyện kể người đi săn”, anh lại muốn bạn đọc làm quen với
nhiều sự lạ.
PHẠM DOANH
MỘT LẦN ĐI SĂN
Truyện ngắn của HỒNG CHIẾN
Tôi
đang vùi đầu vào đống tài liệu chất ngất trên bàn, bỗng một bàn tay vỗ nhẹ lên
vai:
- Này, ông có đi săn cùng với bọn mình không?
Tôi quay lại, bắt gặp nụ cười của thiếu tá Đinh Lập, Chủ nhiệm Chính trị Sư
đoàn.
-
Đi thì đi; À, nhưng có xa không?
-
Gần thôi.
-
Đi bằng ô tô à?
- Đúng, đi bằng ô tô, nhưng chỉ vào đến bãi bắn thôi , còn phải đi bộ.
Tôi
vội vã xếp lại đống tài liệu, với khẩu súng định mang theo. Đinh Lập cười bảo:
-
Dành cho ông khẩu AK ngoài xe kia rồi, còn
thứ này anh hất đầu chỉ khẩu súng của tôi, chỉ để diện thôi.
Tôi theo anh ra xe và ngạc nhiên thấy trên xe, ngoài một người trung niên dáng
vẽ lanh lợi ra, còn có ba con chó ngồi chồm hổm trên ghế. Qua giới thiệu của
anh Đinh Lập, tôi biết người ngồi trên xe là Nguyễn Hương, một cựu chiến binh từng
lăn lộn trên đường mòn Hồ Chí Minh với cái máy ủi ĐT75, đùa giỡn với tử thần, bảo đảm giao thông trong suốt thời gian
chiến tranh chống Mỹ ác liệt ở nhiều cung đường trọng điểm thuộc Lao Bảo, tỉnh
Quảng Trị. Nay anh về nghỉ mất sức và là tay thợ săn nổi tiếng trong vùng với bầy
chó săn tinh khôn.
Chiếc xe từ từ rời nhà khách sư đoàn, đưa chúng tôi đến trung đoàn 714, trung
đoàn chủ lực làm kinh tế đóng bên bờ sông Krông Pak.
Thấy chúng tôi, trung đoàn trưởng vui vẻ ra đón và nói ngay:
- May quá các anh đã vào. Chúng phá của tôi hơn chục hécta mà không sao trị
được. Lần này chắc đuổi được chúng rồi. Mời các anh vào nhà.
- Chúng có đông không anh ?- anh Hương hỏi.
- Đông lắm, chắc phải trên một trăm.
Tôi ngạc nhiên, không biết các anh nói gì.
Ai phá mà cả trung đoàn không can nổi. Lẽ nào giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc hơn gần chục năm trời mà còn bọn nổi loạn Fulrô!
Như đoán
được suy nghĩ của tôi, anh Đinh Lập cười bảo:
- Khỉ đấy anh bạn ạ, chúng phá giữ lắm nên mới phải mời “chuyên gia” vào trị.
- À ,thì ra các anh nói về khỉ, thế mà tôi cứ tưởng….
- Khỉ ở đây phá như ngụy ấy. Cái khó là không
sao bắt được.
Qua lời kể của trung đoàn trưởng, tôi đã hình
dung ra bầy khỉ khôn ngoan quỉ quái đang tàn phá cánh đồng bắp hàng trăm héc ta
ở đây. Đàn khỉ này được tổ chức khá chặt chẽ. Sáng sớm khi mặt trời còn mờ sương,
con khỉ đầu đàn đã ngồi vắt vẻo trên cây săng lẻ đưa mắt quan sát khắp vùng, thấy
không có người mới cất tiếng gọi bầy. Thế là lũ lượt họ hàng nhà khỉ kéo ra bẻ
bắp. Những con lớn biết bứt dây rừng buộc quanh ngưới giắt bắt vào, mang đi. Còn
con nhỏ líếu riếu chọn bắp vừa đông sữa, tha lên cho khỉ đầu đàn ăn, Mà chúng ăn
chỉ một nửa hay một phần ba cái là quăng đi. Cứ
như vậy, hàng ngày lũ khỉ phá cả
sào bắp.
- Sao các anh không xua đuổi chúng.
- Ôi, nó khôn lắm, nếu anh vác gậy ra lùa liền
bị nó mang cùi bắp, cành cây liệng xuống đầu rồi nhăn nhó gãi bụng và nhe răng
cười giễu cợt. Còn chỉ thoáng thấy bóng người mang súng là chúng biến đâu hết sạch.
Nhưng ác thay cây bắp vẫn bị bẻ. Giữ chỗ này nó bẻ chỗ kia. Cánh đồng bắp quá rộng,
chúng vào giữa bãi bẻ bắp lột vỏ rồi vác ra ngoài như người ăn trộm, không làm sao đuổi được. Chúng
tôi nhiều lần tổ chức phục kích, đặt bẩy, nhưng vẫn không làm gì được chúng. Mấy
hôm trước nhờ mấy người Ê Đê mang chó vào đuổi, ai ngờ khỉ không bắn được mà chó
lại bị chúng nhận chết chìm dưới ao bèo. Anh đứng lên chỉ trên bản đồ.
- Phía bên này sông là đồng bắp, phía bên kia là rừng, chỗ
này là nhánh suối cụt có nhiều bèo tây nên dân ở đây quen gọi ao bèo. Bầy khỉ
khi gặp chó thường chạy đến bờ ao để dìm chó. Người dân tộc thiểu số ở đây nói:
“Bầy khỉ này có Ziàng giúp, không bắn được nó đâu vớ”.
- Muốn xua bầy khỉ, bắt buộc phải bắn cho được
con đầu đàn. Con đầu đàn chết, chúng sợ phải bỏ vùng này thôi.
Ngừng một lát, anh Hương nói tiếp:
- Bây giờ ba anh em đến bên ao bèo trước, các
anh nấp cho kín, còn tôi đi từ phía này lùa cho chúng chạy về phía ao bèo. Chờ
con đầu đàn ra giữa ao hãy bắn.
Tôi cùng anh Đinh Lập theo trung đoàn trưởng
ra ao bèo. Gọi là ao, nhưng thật ra nó là một cái đầm nước rộng hơn hecta, cây
cối mọc um tùm, xanh tốt. Dưới mặt ao, bèo Nhật Bản chiếm gần nữa diện tích
xanh mượt. Chúng tôi chia nhau núp sau những gốc cây Bằng lăng, Kơ nia chờ đợi.
Bỗng tiếng chó sủa râm ran, tiếng người hò hét
từ xa vọng tới ngày một rõ dần. Một lúc sau, cùng với tiếng chó sủa, chúng tôi
nghe tiếng kêu: “Khẹc, khẹc” của lũ khỉ, tiếng cây côi rung rào rào như bị gió
xoáy. Quen như mọi khi, lũ khỉ kéo nhau chạy xuống ao bèo. Con đầu đàn khá lớn,
mặt đỏ như sơn, lông màu vàng sẩm, trên cằm có cụm râu trắng dài, cong vút ra
phía trước. Nó nhẹ nhàng nhảy từ cành này qua cành khác, chỉ cách mặt đất chừng
mét rưởi. Ba con chó săn to lớn lao theo như có sợi dây vô hình nối chung với
chú khỉ đầu đàn.
Tôi rê khẩu AK theo cái bóng nhảy nhót ẩn hiện
qua các thân cây, nhưng không sao đặt được vào thước ngắm. Hồi ở trường, tôi
thuộc diện bắn giỏi, luôn luôn được giảng viên khen ngợi. Nhưng với chú khỉ này,
như cánh én thoắt ẩn thoắt hiện qua các thân cây không làm sao bắn được. Trung đoàn
trưởng đã dặn: “Nổ súng là phải hạ bằng được, nếu trược, nó về báo thù phá hết
hoa màu”! Biết vậy nên tôi không dám bắn
ẩu, cứ rê súng theo, chờ đợi.
Bỗng một con khỉ lao xuống mặt nước và cất
tiếng kêu: “Khoạc, khoạc, khoạc”. Ba con chó không ngần ngại cũng lao xuống nước
bơi theo, cất tiếng sủa ầm ĩ. Bầy chó đuổi con khỉ lúc ẩn, lúc hiện dần dần ra
xa bờ. Con khỉ đầu đàn ôm lấy thân cây đu lên, cất tiếng kêu như cười. Lập tức
bầy khỉ xuất hiện từ các tán lá lao xuống sát mặt nước, con rung cây, con tạt nước,
con ném cành vào bầy chó. Những con chó thông minh nhanh nhẹn trên mặt đất bao
nhiêu thì giờ đây, dưới mặt nước trở nên chậm chạp bấy nhiêu, tiếng sủa ngừng bặt
vì bị tạt nước. Chúng vội quay vào bờ. Con
khỉ đầu đàn nép mình trong bóng cây bỗng tung mình nhắm ngay con chó bơi sau cùng
lao xuống. Sau một tiếng ùm dữ dội, cả khỉ và chó chìm sâu xuống mặt nước. Tôi
chỉ kịp nghe một tiếng: “Ăc” yếu ớt vọng lại rồi tắt hẳn. Bầy khỉ nhảy nhót trên
các cành cây kêu chít chít, tỏ vẽ thích thú. Hai con chó còn lại cất tiếng gào
thảm thiết như khóc vọng trên mặt ao vang lên nghe rờn rợn.
Bỗng, đám bèo tây bị hất tung lên, cả chó và
khỉ nhảy chồm lên khỏi mặt nước trong tích tắc; chỉ chờ có vậy, tôi bóp cò trước
khi cả chó và khỉ chìm xuống mặt nước. Nghe tiếng nổ, trong nháy mắt bầy khỉ như
có phép tàng hình, tót lên cành cây biến mất sau đám lá.
Anh Lập vội vã nhằm con chó vừa chìm
lao ra. Nước ngập đến cổ, anh phải rẽ bèo và cố lắm mới tới nơi. Sau hai lần hụp
lặn, anh đã mò được con chó, giơ lên khỏi mặt nước và đi vào bờ. Đặt con chó chỉ
còn thoi thóp thở, máu ở cổ trào ra qua miệng của con khỉ đang cắn chặt. Hai bàn
tay nhỏ nhắn của con khỉ túm chặt tai chó, gỡ mãi mới ra. Vừa lúc đó, Anh Hương
chạy đến cạy miệng con khỉ để nó nhả chó ra, rồi lấy gói thuốc mang theo đắp vào
vết thương.
Nhìn con khỉ, cái mặt nhăn nhó, mắt trợn ngược,
lồng ngực bị đạn xuyên thủng, máu hoà nước chảy lênh láng trên cỏ, tôi thấy tội
nghiệp cho nó. Chắc nó già lắm, lông mày, râu đã bạc trắng cả. Tay, chân nó rắn
chắc như người, cái đuôi ngắn tí tẹo, cỡ hai đốt ngón tay, mọc ra từ mông đít đỏ
như son lồi ra như cái gáo dừa. Nhìn tấm thân rắn chắc của con khỉ, anh Đinh Lập
đoán nó nặng trên hai chục ký.
Ôm con chó bị thương vào lòng, anh Hương bảo mọi người.
- Thôi ta về!
- Thế mình không mang con khỉ này về à?
- Phải để lại đây cho chúng nó sợ. Anh Hương
giải thích, chứ mang đi, chúng kéo cả đàn về phá nhà như chơi.
Chúng tôi ra bờ sông Krông Păk để anh Đinh Lập tắm giặt.
Tôi chợt nghĩ: Không biết bọn tôi đi rồi bầy khỉ sẽ làm gì với cái xác con khỉ đầu
đàn… ? Tôi rủ Trung đoàn trưởng quay lại
xem sao. Khi gần đến nơi tôi nghe tiếng kêu thảm thiết của bầy khỉ đang bu lấy
cái xác con khỉ đầu đàn: con túm đầu, con túm chân, cứ lắc qua lắc lại mãi. Cuối
cùng như hiểu ra điều gì đó, chúng xúm lại công kênh cái xác, kéo nhau đi, con
lớn đi trước, con nhỏ theo sau, thứ tự như người xếp hàng, khuất dần vào rừng,
chỉ còn tiếng kêu nghẹn ngào vọng lại. Tôi quay lại bảo trung đoàn trưởng cùng về thì
thấy hai giọt nước long lanh trên khoé mắt. Im lặng một lúc, anh khẽ nói:
- Tại nó phá dữ quá nên đành….
Anh
nói không hết câu, cuối đầu lầm lũi bước.
EAKAR Tháng 12 năm1986
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaEm sang lại để xem "nhà" em sẽ hiện lên nhưu thế nào khi nhìn từ nhà anh...Đừng cười em trẻ con đấy!
Trả lờiXóaMN mừng nhà mới anh Hồng Chiến nhé. Ta không lạc nhau rồi. Chúc anh luôn vui và như ý trong căn nhà yêu thương này nhé. Thân mến.
Trả lờiXóaƠ, sao hôm trước Sóc nâu comment rồi mà hôm nay không thấy nhỉ ?
Trả lờiXóa