Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

TIN - TIN!

Vì lý do cá nhân, blogger Tapchichuyangsin sẽ dừng lại tại đây rất mong nhận được sự thông cảm và lương thứ của các bạn!

SỐ 267 - tác giả VIỆT NGA





Uống cà phê ở quán Thiên Đường
Tặng Hồng Chiến

Thiên Đường ngỡ ở đâu xa
Loanh quanh phố núi hóa ra rất gần
Cà phê dẫu đắng vạn lần
Vẫn không đắng đót như thân phận người…

Vinh hoa, chỉ áng mây trôi
Sảy chân mới biết tình người thắm, phai
Đêm thì ngắn, mộng thì dài
Phải đâu như gió, thổi hoài trăm năm

Cà phê từng giọt âm thầm
Rơi hoang mang xuống những lầm lẫn xưa
Đã đành sau nắng sẽ mưa
Làm sao sống được như chưa-có-gì

Ngày mai cát bụi thiên di…
Uống đi, cay đắng một ly, một đời…
Bao nhiêu hoa thắm đâu rồi?
Xòe tay chỉ thấy có… mười ngón tay.





Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

SỐ 267 - tác giả PHẠM MINH TRỊ




MÂU THUẪN, ĐỐI LẬP, KỊCH TÍNH TRONG
NỖI OAN HẠI CHỒNG
Trích vở chèo “Quan âm Thị Kính”
(Ngữ văn 7,tập 2, bài 29)


Đây là đoạn trích trong vở chèo “Quan âm Thị Kính”, một vở chèo nổi tiếng, ngấm sâu vào lòng người, đặc biệt thế hệ trước nhưng hơi xa lạ với các em học sinh (HS) hiện nay, nhất là đối tượng HS lớp 7 mới ở độ tuổi 13. Hơn nữa đây là lần đầu tiên các em tiếp xúc với thể loại chèo. Do vậy, khi hướng dẫn các em nhận cảm đâu phải là chuyện dễ dàng.
Ta biết rằng, không khí chèo, hơi thở chèo gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình của làng, của lớp người áo the, khăn xếp, yếm thắm nón quai thao. Vì thế với các em HS lớp 7, nghiễm nhiên có một khoảng cách lớn về hoàn cảnh xã hội và kéo theo khoảng cách trong nhận thức, tiếp cận. Cái khoảng cách đời sống, xã hội ấy đòi hỏi người thầy phải thu ngắn lại trong giờ học vỏn vẹn có 45 phút. Đó là một thách thức lớn đối với người giảng dạy chèo.
Để làm được điều đó, giáo viên (GV) cần phải đi sâu khai thác kịch tính và các mâu thuẫn trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
Đương nhiên trước khi hướng dẫn cho các em tiếp cận và nhận cảm rõ kịch tính và các mâu thuẫn trong đoạn trích, GV phải giải thích ngắn gọn khái niệm chèo và những đặc trưng cơ bản của chèo như: Chèo là một loại kịch múa hát dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu để khuyến cáo đạo đức thường được diễn ở sân đình; thuộc sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật ước lệ và cách điệu cao kết hơp chặt chẽ cái bi và cái hài; các nhân vật truyền thống: thi sinh thì nho nhã điềm đạm, nữ chính thì đức hạnh, nết na; mụ ác thì tàn nhẫn, độc địa… Và đặc biệt GV nên tái hiện khung cảnh đặc thù mà chèo thể hiện để đưa các em vào không khí chèo và hơi thở chèo. Điều này đòi hỏi GV phải sáng tạo tuỳ theo tình hình cụ thể của đối tượng HS ở từng vùng miền cụ thể mà các em sinh sống (có lẽ ở vùng đồng bằng Bắc bộ dễ dàng hơn ở các vùng khác).
Ta đã biết, trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” về dung lượng so với lớp vu quy (trong phần I của vở chèo) là rất ngắn nhưng mâu thuẫn kịch tính của toàn bộ phần I lại tập trung đọng lại ở đoạn này. Vì vậy khi hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích cần làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp thông qua các xung đột như: gia đình, hôn nhân… mà nạn nhân là nhân vật Thị Kính – người phụ nữ lao động nết na, dịu hiền, yêu thương chồng, kính trọng mẹ cha. Đặc biệt, sự đau đớn oan khổ mà họ không thể giãi bày, cái uất nghẹn ấy dâng trào cuộn lại thành một khối oan khiên ngày càng đậm đặc.
Trong trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” có tất cả năm nhân vật tham gia, đó là: Sùng ông, Sùng bà, Thiện Sĩ và Thị Kính, Mãng ông, song hai cực của trục nhân vật này là Thị Kính (nữ chính) và Sùng bà (mụ ác). Hai cực luôn đối lập nhau từ hình dáng, lời nói, đến suy nghĩ, hành động. Đặc biệt đối lập nhau ngay từ nguồn gốc xuất thân. Đó là sự đối lập, đối kháng, mâu thuẫn gay gắt nhất, một mất một còn. Một bên đại diện cho lớp địa chủ phong kiến, bóc lột hắc ám từ trong suy nghĩ, đến ánh mắt lời nói, hành động. Một bên đại diện cho tầng lớp phụ nữ lao động nghèo chân chất, dịu hiền, nhẫn nhịu cam chịu.
Thực ra chi tiết Thị Kính cầm dao khâu để cắt sợi râu mọc ngược dưới cằm của Thiện Sĩ chỉ là cái cớ để kịch tính dâng trào và mâu thuẫn ùa ra vây lấy Thị Kính. Giả sử rằng Thị Kính không cầm dao khâu để cắt râu mọc ngược của Thiện Sĩ thì theo quy luật sẽ có một chi tiết tương tự xảy ra. Bởi Thị Kính đã bị ném vào trong lòng của một hoàn cảnh mà mình không thể nào sống hoà nhập được. Vì đó là bản chất đối lập loại trừ nhau của hai giai cấp đối kháng: địa chủ và nông dân. Mâu thuẫn giữa kẻ bóc lột hắc ám và người bị bóc lột thành thực, hai bản chất hoàn toàn khác biệt không thể nào dung hoà được.
Từ bản chất, nguồn gốc ấy mà hành động, ngôn ngữ của Sùng bà và Thị Kính đối lập hoàn toàn. Nói không ngoa rằng: đối lập từ hơi thở, ánh mắt trở đi.
Hành động của Sùng bà vô cùng thô bạo, hách dịch và tàn nhẫn: khi thì dúi đầu Thị Kính xuống, lúc thì bắt Thị Kính  ngửa mặt lên, không cho Thị Kính phân bua, giãi bày, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống… Còn ngôn ngữ của Sùng bà? Rất phù hợp với hành động thô bạo, tàn nhẫn. Đó là những lời mắng nhiếc, sỉ vả, đay nghiến. Mỗi lần mụ cất lên một lời là Thị Kính lại thêm một tội. Tội lỗi của Thị Kính cứ chất chồng theo lời đay nghiến hằn học, nanh ác hiểm độc của mụ. Mụ tự cho mụ cái quyền nghiễm nhiên buộc tội người khác không cần phải trái, không cần hỏi rõ sự tình, không cần nghe phân bua giãi bày. Ta hãy nghe những lời mụ mắng nhiếc Thị Kính: Giống nhà bà đây, giống phượng giống công. Nhà bà đây cao tôn lệnh tộc. Trứng rồng lại nở ra rồng. Tuồng bay mèo mả gà đồng. Mày là con nhà cua ốc. Liu điu lại nở ra dòng liu điu… Rõ ràng mụ cho mụ là giống thượng đẳng cao hơn hẳn giống mà Thị Kính xuất thân. Có lẽ mụ đuổi, vu oan cho Thị Kính vì lý do mâu thuẫn về nguồn gốc giai cấp hơn là lý do Thị Kính giết chồng? Lời nói của mụ hình như chỉ chú tâm vào điều đó. Vậy nên mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn cơ bản, điều khiển suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của Sùng bà. Mỗi lời nói ra của mụ sặc mùi phân biệt đối xử. Lúc này không còn mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nữa mà chỉ còn là mối quan hệ giai cấp đối kháng. Vì thế mới gay gắt, quyết liệt, mất còn. Mụ kiên quyết không dung nạp Thị Kính mặc dù Thị Kính có đầy đủ những tiêu chuẩn đức hạnh do lễ giáo phong kiến đặt ra (công, dung, ngôn, hạnh).
Một chi tiết nữa cũng góp phần minh chứng cho mâu thuẫn giai cấp bùng nổ. Đó là Sùng ông mới hôm qua còn thân thiết với thông gia – Mãng ông, vậy mà hôm nay quay ngoắt đã lừa Mãng ông – cha của Thị Kính sang ăn cữ cháu, hơn nữa còn hành động thô bạo, lỗ mãng, cạn kiệt tình người: Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà. Hình như chúng có thói quen vui thú làm điều ác, bắt người khác phải nhục nhã ê chề, đau đớn đến tận cùng chúng mới hả hê?
Hậu quả của mâu thuẫn giai cấp đã đè nặng bóp nghẹt trái tim yếu đuối của Thị Kính. Thị Kính là nạn nhân tất yếu. Dù cho Thị Kính có dùng những lời lẽ khẩn thiết, ai oán đến đâu thì với Sùng bà tất thảy đều vô ích. Vì đó là tính tất yếu của mâu thuẫn giai cấp. Chỉ có người cùng cảnh ngộ mới cảm thông cho nhau nên khi lần cuối cùng Thị Kính kêu oan với cha - Mãng ông - mới nhận được sự cảm thông dù đó là nỗi cảm thông đầy đau khổ, uất nghẹn và bất lực.
Mối xung đột càng ngày càng dâng cao. Chỗ tập trung cao độ nhất đó là khi Sùng ông lừa Mãng ông – là thông gia, là cha của Thị Kính - sang nhà ăn cữ cháu, rồi thích thú dúi ngã Mãng ông, bỏ vào nhà. Thị Kính vội chạy lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc. Lúc này, Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau uất nghẹn. Thị Kính vừa chịu nỗi đau tan vỡ tình vợ chồng, vừa gánh nỗi đau của cái oan tày trời mà cả gia đình Sùng bà xúm  vào trút lên thân phận nhỏ nhoi, yếu đuối. Giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh cha già vô cùng kính yêu của mình bị hành hạ, khinh bỉ, mà sự hành hạ, khinh bỉ lại do chính cha chồng dù bây giờ không còn là cha chồng nữa miệt thị. Thị Kính và Mãng ông lúc này trơ trọi, lẻ loi, cô độc trên sân khấu, hai cha con ôm nhau than khóc. Hình ảnh này được kéo dài trên sân khấu, tiêu bỉêu cho những người lao động nghèo khổ, chân chất, yêu thương nhau mà hoàn toàn bất lực trước nỗi đau, nỗi oan. Chính chi tiết này, hình ảnh này mang lại tính mỹ cảm bởi nó thấm đẫm tính nhân văn, mang ý nghĩa sâu sắc ở nhiều phương diện, góp phần rất lớn trong việc tố cáo chế độ lúc bấy giờ, đặc biệt mối mâu thuẫn giai cấp đang quyết liệt đòi giải quyết để mang lại quyền bình đẳng, tự do, quyền sống của con người.
Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” gieo vào lòng người đọc nỗi cảm thông sâu sắc cho thân phận yếu đuối, bất lực nhẫn nhục, đau khổ, đơn độc của người phụ nữ ngày xưa. Nhân vật Thị Kính mãi mãi đọng lại trong tâm khảm của người đọc dù nhân vật này chưa có cái khoẻ khoắn, mạnh bạo, thiếu cái bản lĩnh dũng cảm của nhân vật Thị Phương trong vở chèo Trương Viên. Và đặc biệt, chưa có cái nghị lực dám đứng lên hành động chống lại sự áp bức bất công, oan trái để vượt lên hoàn cảnh. Lúc mà Thị Kính bị dìm trong nỗi oan trái, người đọc thèm nghe tiếng xưng hô trịch thượng bà, mày của chị Dậu sau này trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố.





SỐ 267 - tác giả LÊ THÀNH VĂN



Nhớ thầy

Ngày vui năm nay em không về thăm thầy
Bè bạn cũ cũng xa quê gần hết
Mỗi đứa một nơi, bộn bề công việc
Không biết bây giờ có nhớ đến thầy không?

Chữ nghĩa thầy cho có thể chẳng còn nguyên
Chúng em đánh rơi giữa dòng đời tất bật
Manh áo - miếng cơm - tình yêu - lẽ sống
Cứ oằn lên theo năm tháng rộng dài

Vẫn giữ riêng cho mình ấm áp một khoảng trời
Khoảng trời ấu thơ được gặp thầy mỗi buổi
Vai áo bạc màu tóc pha sương muối
Thầy vẫn ân cần dạy dỗ sớm hôm

Đêm nay ngồi thao thức giữa Cao Nguyên
Em lại miệt mài soạn từng trang giáo án
Chợt nhói lòng trước những điều sâu thẳm
Có được phút giây này em đã nhận từ đâu?

Biết đến bao giờ em trả hết ơn sâu!



Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Ố 267 - tác giả NGUYỄN DUY XUÂN

Tác giả NGUYỄN DUY XUÂN



THẦY TÔI
Kính tặng thầy Phức, cô Tứ

Tản văn


Biết thầy từ lâu nhưng mãi đến sau này khi vào Đại học Vinh tôi mới được gặp thầy. Đó là một buổi chiều mùa đông sau khi nhập học xong, cữ vào dịp cuối tháng mười một Tây lịch, thằng bạn cùng làng bên khoa Toán đến kí túc xá rủ tôi tới khu cán bộ thăm thầy. Lúc bấy giờ, trường mới chuyển từ nơi sơ tán về được một thời gian nên cơ sở vật chất còn tạm bợ. Trừ giảng đường, đúng hơn là các phòng học được xây theo kiểu nhà cấp 4 còn thì nhà ở của cán bộ, giáo viên và kí túc xá sinh viên đều làm bằng tranh tre nứa lá. Trên mỗi dãy nhà, ba bốn cặp tre to giằng chéo qua mái là để chống bão, đầu mỗi cây tre nhô cao như mũi chông xiên thẳng lên bầu trời. Có lẽ đấy là hình ảnh ấn tượng nhất đọng lại trong kí ức một thời sinh viên của tôi về ngôi trường đại học trên mảnh đất mà trước đó không lâu còn nóng bỏng khói lửa chiến tranh.
Nơi ở và làm việc của thầy là một nửa gian nhà được ngăn bằng phên nứa, vừa đủ để đặt cái giường một, cái tủ gỗ nhỏ và bộ bàn ghế. Gọi là bộ bàn ghế cho oai nhưng thực ra chỉ mỗi cái bàn mộc và một chiếc ghế tựa. Giá có thêm vài ba chiếc ghế nữa thì cũng chẳng biết để vào đâu. Khách đến chơi thì cái giường một bỗng biến thành “xa lông” bất đắc dĩ.
Tôi để ý thấy dưới gậm giường chất đủ thứ, nhưng ấn tượng nhất là mớ củi khô. Hèn gì lúc sáng ngồi trong lớp học, qua khung cửa sổ nhìn ra khu bãi hoang bên cạnh, tôi thấy bóng dáng một người đàn ông, đầu đội nón lá, đang lúi húi gom nhặt từng cành cây dại đã khô. Đó là thứ mà có lẽ thầy là người duy nhất ở trường này chịu khó tìm kiếm làm chất đốt, bởi thời bao cấp đến que củi cũng phải phân phối bằng tem phiếu. Chúng tôi hỏi thầy sao không ăn cơm tập thể cho tiện. Thầy bảo cái bụng mình nó khó tính lắm, cơm thì khi sống, khi nhão, bo bo, bắp hạt thì nhá không được, hại cái dạ dày quá nên đành phải chịu khó nấu lấy thôi. Lúc ấy tôi chỉ là một cậu bé ở quê mới ra tỉnh, cái sự hiểu biết còn nông như đít đĩa, sau này ngẫm lại mới thấy xót xa. Thời ấy, cả hàng xã, hàng huyện mới có một thầy giáo dạy đại học, thế mà cuộc sống của các thầy sao cơ cực quá. Đó là những kỉ niệm thật khó phai mờ trong cuộc đời tôi. Sau này chúng tôi tiếp bước thầy, lại cũng cảnh cơm niêu nước lọ. May mà đất nước đã kịp đổi thay.
*
Làng tôi chỉ cách làng thầy một con đê Tả Lam. Làng thầy ở phía ngoài bãi sông, gọi là xóm “Vụng” bởi cạnh làng có cái đầm to tướng, mùa hè nở đầy hoa sen. Buổi trưa nào bọn trẻ chúng tôi cũng rủ nhau đi tắm vụng, khi về lấy lá sen làm nón che cái nắng gay gắt tháng sáu và thế nào cũng tìm cách trộm cho bằng được nếu không là một bông hoa, thì cũng là một gương sen đã ních hạt. Tôi đã ra nhà thầy đôi ba lần. Đó là những lúc mẹ tôi dẫn tôi đến nhờ ông cụ cắt may khi thì quần áo mới để đón tết, khi thì cái xắc đựng sách vở chuẩn bị vào năm học mới. Con đường ngoằn ngoèo rụng đầy lá tre khô và hình như có leo một con dốc nho nhỏ bởi những ngôi nhà ở xóm Vụng thường phải đắp cao nền để tránh lũ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh ông cụ thân sinh của thầy. Đó là một ông lão dáng tầm thước, nho nhã, lúc nào cũng bận quần áo lụa, đi guốc mộc. Nhìn ông râu tóc như cước, gương mặt hơi gầy bởi tuổi già nhưng phúc hậu, tôi cứ ngờ ngợ. Về tới nhà, tôi vội tìm ngay cuốn sách của nhà xuất bản Kim Đồng, lần giở các trang… Ủa, sao lại giống ông thế nhỉ?
Tôi không biết gì nhiều về gia đình thầy, vì lớn lên là đã xa nhà, xa quê biền biệt cho đến hôm nay, nhưng tôi hiểu đó là một gia đình gia giáo. Tôi cảm nhận được cái nho nhã, hiền từ, phúc hậu từ ông bà cụ thân sinh hiển hiện trên gương mặt, tính cách của những người con trong đó có thầy. Có ngẫu nhiên chăng khi sau này thầy chọn cho mình nghề giáo và hơn thế nữa là thầy giáo dạy Hán - Nôm?
Bây giờ không còn xóm Vụng nữa. Phong trào “thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang sơn” những năm bảy tám mươi của thế kỉ trước đã đưa cả xóm vào trong đồng. Nhà thầy giờ gần nhà tôi hơn. Thi thoảng về quê, tôi lại sang thăm thầy cô. Thời gian in dấu trên gương mặt hai người nhưng nét nho nhã truyền thống của gia đình và chất nhà giáo vẫn đậm trong mỗi lời nói, cử chỉ. Tôi học thầy những năm tháng ở đại học nhưng tôi còn được học cô hồi ở phổ thông. Cô là giáo viên chủ nhiệm khi tôi vào lớp 8. Có lẽ chất văn trong huyết mạch của tôi được truyền từ cảm hứng của cô – một giáo viên trẻ mới ra trường, qua những bài giảng văn thuở ấy?
*
Nhớ có lần thầy vào thỉnh giảng ở Đại học Tây Nguyên. Ấy là khi thầy vừa mới nghỉ hưu, anh bạn tôi làm chủ nhiệm khoa Sư phạm bên ấy muốn tạo điều kiện cho thầy kết hợp chuyện giảng dạy với thăm thú Tây Nguyên. Hôm vợ chồng tôi đến thăm, thầy khoe bữa nay nghỉ hưu rồi, thư thả mới có dịp đi xa thế này. Thầy bảo, đây là lần đầu tiên mình vô Tây Nguyên đấy, mà cũng là lần đầu tiên được đi máy bay. Chao ôi, tôi thầm nghĩ, cả một đời cống hiến cho sự nghiệp trồng người, không một chút bon chen, tính toán, đến khi nghỉ hưu rồi mới được nếm chút ít hạnh phúc mà lẽ ra một giảng viên đại học lâu năm như thầy phải được hưởng từ lâu, từ khi còn đứng trên giảng đường đại học.
Thầy lúi húi mở cặp sách, đoạn rút ra một tập giấy báo và nói với tôi, mình có cái này cho cậu. Thầy vẫn giữ cách xưng hô với học trò như thế, như cái ngày chúng tôi còn là những cô cậu mới ngơ ngác nhập trường. Tôi đón lấy và mở ra xem. Thì ra đây là những tác phẩm của thầy đăng trên tạp chí chuyên ngành. Có những bài vừa mới đăng trước khi thầy vào Tây Nguyên không lâu. Tôi xúc động thật sự, bởi ý nghĩa sâu xa của món quà độc đáo này. Thầy không tự đề cao mình, bởi đó không phải là bản tính của thầy. Cũng không phải thầy tặng tôi quà vì thầy không nghĩ thế. Thầy muốn gửi đến học trò một lời nhắc nhở mà khi xưa thầy đã từng nói trên bục giảng: làm thầy không bao giờ được tự bằng lòng với chính mình. Sau này đọc, nghiền ngẫm những bài viết ấy của thầy, tôi mới cảm nhận được cái sắc sảo, thâm thúy của một người am hiểu văn tự, văn hóa của ông cha, và càng thấu hiểu cái “thông điệp” mà thầy ngầm nhắn gửi cho mình. Ngày trước, khi chớm tuổi thanh xuân, tôi học thầy những tri thức để hành nghề. Bây giờ, ở cái tuổi “tri thiên mệnh”, tôi vẫn học thầy, học những điều tưởng như mình đã biết. Thế hệ những người như thầy là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. Những con người như thế đang vắng bóng dần trên các giảng đường đại học. Tri thức và nhân cách, đấy là tài sản vô giá mà thầy muốn trao lại cho các thế hệ học trò cả khi không còn đứng trên bục giảng nữa.
Chúng tôi tôn kính và khâm phục thầy, không phải ở cái oai của học hàm, học vị. Những thứ cao siêu ấy có người đeo đầy mình nhưng vẫn không che lấp được khoảng trống về tri thức và nhân cách. Có lẽ những nhà giáo còn phảng phất một chút “gàn” của ông đồ xứ Nghệ xưa như thầy không thích cái sự phô trương. “Hữu xạ tự nhiên hương”. Thầy chỉ muốn được là chính mình. Khi nghỉ hưu vì tuổi tác, thầy vẫn là một nhà giáo, “nhà giáo nhân dân” đúng nghĩa của cụm từ này. Rời xa phố thị ồn ã, thầy lại về với làng quê máu thịt của mình, về với những người nông dân chân chất, quê mùa, chia sẻ câu chuyện với hàng xóm qua đọi nước, củ khoai nhưng không quên giành thời gian cho cái nghiệp mà thầy đã đeo đuổi suốt đời. Lại nghiên cứu, viết bài rồi lại lọ mọ ra bưu điện gửi đi các báo.
*

Ngày Nhà giáo năm nay, thầy sắp bước vào tuổi “xưa nay hiếm”, cái tuổi đáng lẽ ra chỉ biết vui vầy cùng con cháu và chén rượu cuộc cờ với bầu bạn. Nhưng không, thầy vẫn như con tằm miệt mài rút ruột nhả tơ, cháy hết mình cho cuộc sống.

SỐ 267 - tác giả TRẦN CÔNG SẢN




Thăm thầy
Kính tặng thầy Am



Mấy mươi năm mới gặp thầy
Tóc trò cũng ngả màu mây cả rồi
Chuyện xưa kể mãi không vơi
Vẫn là trò nhỏ nghe lời thầy khuyên

Dẫu đi xuôi ngược trăm miền
Gặp bao trắc trở bao niềm khát khao
Những ngày ngủ dưới chiến hào
Những đêm tập kích, phá rào tập công
Có thầy dõi mắt xa trông
Cho con vượt những mưa đông nắng hè

Chiều nay dù vắng tiếng ve
Nhớ trường xưa lại thấy se sắt lòng
Biển đời đâu đục đâu trong
Thầy là bến đậu trong vòng tay thương
Ngày mai con lại lên đường
Vượt đèo tìm đến những phương trời hồng.



Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

SỐ 267 - tác giả NGUYỄN VĂN THANH





CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TIẾP THU SÁNG TẠO CÁCH MẠNG
THÁNG MƯỜI  NGA



Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi ngày 7.11.1917 trong khi  nước Việt Nam ta còn chìm đắm trong cảnh nô lệ, lầm than dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp liên tiếp nổ ra nhưng đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Phong trào giải phóng dân tộc lâm vào bế tắc, khủng hoảng về đường lối. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra thời đại lịch sử mới cho nhân loại, cổ vũ mạnh mẽ phong trào Cách mạng giải phóng dân tộc tiến liên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười đã, đang và sẽ mãi mãi là ngọn cờ tiên phong dẫn đường cho các nước, các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trên tiến trình tìm đường cứu nước, đọc luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lênin lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Để khái quát được luận điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 30 năm ra nước ngoài tìm đường cứu nước, 18 năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam chống thực dân, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam mới do nhân dân lao động làm chủ.
Như tiếng sấm mùa xuân, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh giai cấp công nhân và nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng dậy đấu tranh cách mạng. Cách mạng Tháng Mười là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do đảng của Lênin lãnh đạo, nhằm mục đích là đánh đổ tư bản chủ nghĩa, giải phóng nhân dân lao động. Cách mạng Tháng Mười thực hiện quyền tự quyết của dân tộc. Chính quyền được thành lập từ các quốc gia dân tộc trước kia bị Nga Hoàng sáp nhập, nay đã có thể tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”. Sau Cách mạng Tháng Mười, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1919 Quốc tế thứ ba được thành lập, đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với đường lối cơ hội hữu khuynh và chủ nghĩa sô - vanh của Quốc tế thứ hai. Tiếp đó, tháng 7 năm 1920, Người đã đọc được sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Luận cương đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, đã giải đáp cho Người con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào mà người đã trải qua bao nhiêu gian truân để tìm kiếm. Luận cương Lênin đã đến với Người như một luồng ánh sáng mới đầy hy vọng và tin tưởng, Người nhớ lại: “Luận cương của Lênin là cho tôi rất cảm động phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biêt bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! đây là cái cần thiết của chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, đứng hẳn về Quốc tế thứ ba. Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua (12-1920). Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và trở thành một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nó đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ đó, Người đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, người tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam, con đường kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, kết hợp tinh thần yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới: “…đánh dấu một bước ngoặt căn bản trong đời sống toàn thể loài người, đặt giai cấp công nhân vào vị trí trung tâm của thời đại, đã thức tỉnh đông đảo quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức bóc lột đấu tranh giải phóng giai cấp, giành độc lập dân tộc, giành tự do và phẩm giá con người, giành quyền làm chủ vận mệnh của mình”. Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công đưa tới sự ra đời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam đã được dẫn dắt bởi lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, con đường duy nhất đúng để cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhiều người nước ngoài ngộ nhận cho rằng chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời và không thể tồn tại được nữa. Song Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân Việt Nam đã có đường lối đổi mới đúng đắn, tiếp tục cuộc cách mạng xã hội chũ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài và từng bước tiến lên theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa; từng bước thực hiện mục tiêu:Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh của Đảng đề ra.
Để chiến thắng kẻ thù trên mọi mặt trận, đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, thấm nhuần sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và nâng cao năng lực trong hành động thực tiễn cách mạng xây dựng đất nước, thực hiện rộng rãi chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường đoàn kết các dân tộc để giành thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như trong Di chúc Bác để lại cho toàn Đảng, toàn dân, ta cách đây 45 năm: ''Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trong quá trình đổi mới, bằng những chính sách đúng đắn của mình, Đảng đã đổi mới cả về nhận thức và hoạt động, cả về nội dung và phương thức. Thực hiện phương châm “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, gần 30 năm qua Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã từng bước thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, đang trở thành bạn và đối tác tin cậy của các nước. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định thực hiện con đường chủ nghĩa xã hội, đồng thời có sự điều chỉnh, phát triển đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế. Đường đi tuy vẫn còn không ít chông gai nhưng không có gì có thể cản lại sự phát triển tất yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có nhiều sự kiện lịch sử, khoa học, có nhiều dấu hiệu cho thấy Chủ nghĩa xã hội nhân đạo, ưu việt sẽ chiến thắng.
Kỷ niệm 97 năm Cách mạng Tháng Mười giữa lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đó là chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tự hào về dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, thông minh sáng tạo; tự hào về giai cấp công nhân Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã và đang thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, khi những nội dung về bảo vệ Tổ quốc được Đảng xác định rõ nét: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc”. Hơn lúc nào hết, chúng ta càng phải khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn của giai cấp công nhân vượt qua mọi khó khăn thử thách giành thắng lợi trọng sự nghiệp cách mạng của mình, góp phần tích cực vào việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở thời đại ngày nay.


Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

SỐ 267 - tác giả HỒNG CHIẾN

Tác giả HỒNG CHIẾN



XỨNG DANH ANH HÙNG

                                                                                        Ghi chép


Chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Công ty cà phê 719 Anh hùng thời kỳ đổi mới, chúng tôi về thăm Công ty. Xuôi theo quốc lộ 26 từ Buôn Ma Thuột về thành phố Nha Trang, đến km 47 rẽ phải độ 3km tới khu vực trụ sở Công ty. Một vùng đất tận cùng phía đông của huyện Krông Păc, vậy mà… thật ngạc nhiên ngoài cả trí tưởng tượng… trước mắt chúng tôi hiện ra một khung cảnh rất đẹp: Con đường rải thảm nhựa rộng hơn chục mét phẳng lì, trên vỉa hè giành cho người đi bộ được đổ bê tông, lát gạch hoa đã trồng các cây xanh cao trên chục mét, xếp hàng uy nghi hai bên đường chạy xa đến tít tắp. Những ngôi nhà xây kiên cố nổi bật lên trên nền xanh mượt mà của cà phê và cây ăn trái, cách nhau một khoảng  nhất định nhìn như những tòa biệt thự ở vùng nghỉ dưỡng của các nước Tây Âu.
Qua các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, khu hoa viên bất ngờ xuất hiện rộng đến 3 ha được quy hoạch rất đẹp mắt: Những con đường đổ bê tông dọc ngang tạo nên những ô vuông được trồng cỏ xanh rì; trong khuôn viên có sân bóng chuyền, khu vườn tượng, khu hồ bơi và phía trong cùng chếch một chút về phía đông nam, một hội trường có sức chứa gần một ngàn chỗ ngồi, ẩn hiện dưới tán cây cổ thụ vây quanh tạo nên một bức tranh tĩnh vật đẹp rạng rỡ. Vùng đất hoang vu xưa kia chỉ có rừng già ngự trị, qua bàn tay của những người chiến sĩ Trung đoàn 719, thuộc Sư đoàn 333, Quân khu V, đã chuyển mình như trong chuyện cổ tích để thành một thành phố hiện đại thu nhỏ. Lần đầu tiên đến đây, tôi không khỏi ngỡ ngàng và cảm phục con người đã làm nên kỳ tích ở vùng đất này.
Khuôn viên nhà làm việc của Công ty được thiết kế khá hoành tráng, bên cạnh ngôi nhà làm việc cao tầng còn có hòn non bộ, vườn hoa, cây cảnh… vây quanh trông rất đẹp. Ông Hoàng Sỹ Dũng - Giám đốc Công ty, người to, cao, nước da ngăm đen, khuôn mặt cương nghị vui vẻ đón tiếp chúng tôi như người bạn lâu ngày gặp lại. Sau khi thưởng thức li trà Thái Nguyên thơm phức, tôi đặt vấn đề để làm việc, ông vui vẻ nói:
- Công việc ta tính sau, giờ mời các anh đi với tôi!
Ông nói xong đứng dậy dẫn mọi người xuống cầu thang ra xe của Công ty đợi sẵn dưới sân. Cả đoàn chúng tôi rất ngạc nhiên vì chưa hiểu vị Giám đốc định đưa mình đi đâu. Anh lái xe hỏi:
- Đi đằng nào trước thủ trưởng?
- Mời các bác ra gốc đa.
Xe nhắm hướng đông chạy một đoạn rẽ qua phía bắc… Vẫn những con đường nhựa phẳng lỳ được thiết kế vuông góc với nhau và hai bên đường là những ngôi nhà xây kiên cố có vườn cây ăn qủa, cà phê và tiêu bao quanh… Qua khu dân cư đến rừng cà phê xanh mượt mà, trên các cành quả non xanh biếc chen nhau bám vào kẽ lá như ngầm giới thiệu một mùa bội thu sắp tới. Giám đốc Hoàng Sỹ Dũng cho mọi người biết: Tổng diện tích cà phê của Công ty năm 2013 là 323.3 ha, năng suất bình quân 10,9 tấn quả tươi/ha, tổng sản lượng: 3.524 tấn; ước tính sản lượng năm nay sẽ tăng hơn năm ngoái. Chính nhờ thiên nhiên ưu đãi về chất đất, nguồn nước làm nên sản lượng và chất lượng cà phê 719 nổi tiếng. Để có được những cánh rừng cà phê tươi tốt này, các anh bộ đội đầu tiên của Trung đoàn 719 – hầu hết là những người con xứ Nghệ đã vào đây khai hoang vừa dùng sức người vừa dùng sức máy để làm nên phép màu biến rừng hoang vu thành rừng cà phê phục vụ con người. Trong công cuộc chinh phục thiên nhiên ấy họ đã làm nên những câu chuyện cổ tích có thật trong đời, đó chính là cây đa mà ông đưa mọi người tới.
Con đường rải nhựa đến cách gốc cây đa khoảng 20 mét được tách làm hai nhánh vòng qua hai phía đông - tây như hai cánh tay ôm gốc cây vào giữa. Cây đa rất lớn, gốc phải đến năm người lớn ôm mới kín, ngoài ra có nhiều rễ mọc từ trên cao xuống cắm vào lòng đất, mỗi cái rễ ấy to khoảng nửa vòng ôm tạo nên những hình thù rất lạ. Lạ hơn nữa, các cành cây trên cao có đường kính độ 0,5 mét đan vào nhau tạo thành những góc vuông, dính liền vào nhau như được đúc từ một khuôn… Theo lời ông Giám đốc, sở dĩ cây đa đứng giữa đường thế này là vì khi ủi đường đến đây, cứ máy nào vào húc cây không chết máy cũng đứt xích một cách lạ lùng; có lẽ do gốc cây to quá. Lãnh đạo đơn vị thấy thế mới quyết định làm đường tránh qua hai bên, giữ lại cây đa cổ thụ và giờ đây trở thành biểu tượng cho thế hệ đi sau chiêm ngưỡng. Cây đa lớn, thuộc loại hiếm có ở Đắk Lắk, vươn mình lên trời cao tỏa bóng mát cả một đoạn đường, làm chỗ dừng chân lý tưởng cho khách bộ hành, nghỉ tránh nắng. Mùa khô những đêm trăng thanh gió mát dưới tán đa là nơi sinh hoạt của lớp trẻ… và đối với những người dân nơi đây cây đa còn là biểu tượng của quê hương mới; dù có đi xa đến đâu thì hình ảnh của cây như một lời nhắc nhủ, tự hào nhớ về vùng đất thân yêu…
Rời cây đa, chúng tôi lên đường đi tiếp. Qua khu cà phê, trước mắt chúng tôi hiện ra cánh đồng lúa nước rộng gần 900 ha trải dài tít tắp. Những dãy núi của Vườn quốc gia Chư Yang Sin ở phía nam, dãy núi Chư Pa ở phía đông mờ mờ trong mây, tạo nên một khung cảnh nổi bật của cánh đồng lúa đã đỏ đuôi, sắp vào vụ thu hoạch; các bông lúa dài hơn cả gang tay, xếp lên nhau đều chằn chặn, trông như một bức tranh thiên nhiên kỳ thú. Điều lạ, cánh động rộng mênh mông này rất phẳng, giống như mặt một sân bóng đá khổng lồ. Hệ thống mương và các cống tưới tiêu làm bằng bê tông kiên cố chạy song song với những con đường lớn chia cắt cánh đồng thành từng ô lớn.
Mọi người đang mải mê ngắm cánh đồng, một ông trung niên chạy chiếc xe máy đời mới của hãng Honda từ ngoài cánh đồng về thấy chúng tôi dừng lại chào. Ông cho biết vừa đi kiểm tra ruộng lúa của gia đình về; công việc làm nông ở đây cơ bản bằng máy móc cả, từ làm đất, sạ lúa đến thu hoạch được cơ giới hóa hoàn toàn; hiện nay chỉ còn một số việc thủ công, máy móc chưa làm được như điều tiết lượng nước ở trong các thửa ruộng sao cho phù hợp với từng chu kỳ phát triển của cây lúa. Gia đình ông thu hoạch ổn định mỗi năm cũng được vài trăm triệu đồng, đủ nuôi các con ăn học dưới thành phố và dư thừa chút đỉnh! Hình như nhìn thấy khuôn mặt ngạc nhiên của mọi người, ông Hoàng Sỹ Dũng cười nói:
- Cánh đồng lúa các bác đang xem giá một ký lúa thành phẩm đắt gấp hai lần lúa bình thường vì đây là lúa giống, thu hoạch xong có xe đến nhận chuyển đi khắp cả nước đấy. Năm 2013 Công ty gieo 1.415 ha, năng suất bình quân đạt 7.5 tấn/ha; tổng sản lượng đạt 10.612 tấn.
Việc Công ty Giống cây trồng Trung ương chọn cánh đồng của Công ty cà phê 719 liên kết sản xuất lúa giống từ năm 2011 là một thành công lớn ở đây; đánh dấu một mốc son quan trọng từ sản xuất lúa “thịt” giá trị thấp, sang sản xuất, lúa giống có giá trị và chất lượng cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động. Hình ảnh người nông dân đi làm đồng phi xe máy đến tận nơi, căn cứ theo lịch đo nước rồi điều tiết cho phù hợp, xong lên xe trở về nhà; trước đây tôi chỉ nghe nói bên Nhật Bản và gần đây nước  Israel có công nghệ sản xuất lúa nước hiện đại như vậy; không ngờ giờ đây, tại vùng xa xôi ở Tây Nguyên này cũng đã có. Khi công nghệ sản xuất hiện đại, năng suất được nâng cao, sức lao động giảm, giá thành lại tăng, thu nhập ổn định, nên người lao động càng gắn bó với Công ty cũng là lẽ đương nhiên. Công nhân Công ty đã có thế hệ thứ ba, những người ông, người cha khai khẩn vùng đất hoang vu thành cánh đồng lúa tươi tốt, lớp con cháu tiếp theo được học hành bài bản, mang khoa học kỹ thuật về áp dụng để nâng cao năng suất cây trồng làm cho làng quê ngày một trù phú hơn lên, cuộc sống ngày một đổi mới tốt đẹp.
Xe tiếp tục đưa chúng tôi đi một vòng qua các cánh đồng lúa của Công ty, nơi nào xe qua cũng chỉ thấy lúa bạt ngàn như tấm thảm khổng lồ trải dài đến tận chân trời. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, công nhân cần cù có kiến thức khoa học cao và nhân tố quyết định là những người lãnh đạo Công ty năng động, sáng tạo trong công việc… với truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ đi làm kinh tế đã tạo nên những cánh đồng rộng lớn, thành vựa lúa khổng lồ trên cao nguyên. Hôm nay những người thuộc thế hệ đi sau được giao trọng trách gánh vác công việc nặng nề này, các anh các chị không những hoàn thành mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năng suất không ngừng được nâng cao, chất lượng cũng tốt hơn và điều đặc biệt, đội ngũ lãnh đạo giai đoạn 2010 - 2015 của Công ty đã tìm ra một hướng đi cho cánh đồng kiểu mẫu nơi là sản xuất lúa giống. Hạt lúa của Công ty cà phê 719 hôm nay không chỉ đơn thuần là lương thực, mà nó còn vươn lên thành một thương hiệu lúa giống góp phần quyết định nâng cao sản lượng và chất lượng, gieo mầm cho sự phát triển cây lúa ở nhiều vùng miền của Tổ quốc; tôn vinh cho hạt lúa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Sau khi tận mắt chứng kiến cánh đồng lúa của Công ty cà phê 719, thấy các hộ gia đình công nhân ở đây có cuộc sống sung túc và một thế hệ công nhân còn rất trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học từ các trường đại học danh tiếng trở lại quê nhà góp phần làm giàu đẹp thêm cho quê hương, tôi thật sự cảm phục. Thành công ở Công ty cà phê 719 Anh hùng sau 40 năm hình thành và phát triển có sự đóng góp mang tính quyết định của các vị lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2010 – 2015 như: Bí thư – Giám đốc Hoàng Sỹ Dũng, Phó bí thư – Phó giám đốc Nguyễn Huy Bá, Phó giám đốc Nguyễn Duy Tuấn, Phó giám đốc Nguyễn Quang Vinh… Những người luôn thấm nhuần lời dạy của Bác: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”. Sự đoàn kết trong lãnh đạo trên tinh thần đồng chí, đồng đội, kết hợp với tinh thần dân chủ trong Đảng và chính quyền từ cơ quan đến cơ sở, tạo nên sức bật mới giúp Công ty cà phê 719 giữ vững danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới và đang có những bước phát triển vượt bậc. Với những kết quả đạt được như hôm nay cán bộ và công nhân của Công ty cà phê 719 thật xứng danh Anh hùng!

                                                                  Buôn Ma Thuột, tháng 10 năm 2014






Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

GIỚI THIỆU CHƯ YANG SIN SỐ 267 - THÁNG 11 NĂM 2014








SỐ: 266 - tác giả NGUYỄN THỊ THÀNH VINH




MỘT VÀI THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH TRONG SỬ THI ĐĂM SAN



Ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc, đặc biệt kỳ thú đối với độc giả khi được tiếp xúc với sử thi Đăm San (Trường ca Đăm San) của người Êđê là nghệ thuật sử dụng hình ảnh, hình tượng trong tác phẩm. Nghệ thuật ấy gắn liền với nếp cảm, nếp nghĩ của con người và cảnh sắc Tây Nguyên, thể hiện khá rõ bản sắc văn hóa dân tộc Êđê. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong sử thi Đăm San có một số đặc điểm sau:
1. Sử dụng hình ảnh phong phú, sinh động và cụ thể:
 Những hình ảnh quen thuộc vốn tồn tại trong thiên nhiên và gần gũi, quen thuộc với cuộc sống con người nhưng đầy tính ngoa dụ của trí tưởng tượng một cách tự nhiên, phong phú và rất cụ thể, sinh động. Chẳng hạn, nói về vẻ đẹp của người anh hùng Đăm San, trường ca mô tả mỗi lúc một khác với nhiều hình ảnh:
Mặt Đăm San đỏ như hừng hơi men... Lúc anh cười miệng đỏ như dưa hấu, môi mỏng như lá tỏi. Cổ trơn tru như qủa cà chín... Râu cằm anh mềm dẻo như dây guôl pang...”
“Anh đi trên đường cái thoăn thoắt như con rắn prao huê... Anh đi trong đám cỏ tranh nhanh như con rắn prao hơmat ... Anh như cây đa to lớn... Mỗi khi anh giẫm mạnh vào ngạch cửa làm nhà sàn lung linh bảy lần...”       
Đó là vẻ đẹp vừa nhanh nhẹn, mềm mại, vừa khỏe khoắn của chàng trai Đăm San. Còn khi mô tả các cô gái Hơ Nhi và Hơ Bhi thì trường ca dùng nhiều hình ảnh vừa cụ thể vừa trừu tượng khá sinh động như sau:
Sao lại không đẹp được, thưa ông. Nàng quả là lộng lẫy như thần, ngời sáng như trời. Ngón tay như lông nhím. Mặt mày tròn trặn như quả hồng rừng, thứ quả không phải để ăn, mà chỉ để cầm chơi thôi. Thật là một cô gái tuyệt xinh, tuyệt đẹp.”         
Cách mô tả đó đã làm cho hình ảnh của những nhân vật Hơ Nhi và Hơ Bhi trở nên rõ nét và đặc sắc hơn bao giờ hết. Họ được so sánh với những loài chim, những loại hoa, hay là với những chiếc chiêng quý giá và thậm chí được coi như những nữ thần. Những người phụ nữ này chính là những hình ảnh tượng trưng cho quyền lực, cho sự sáng tạo của thiên nhiên, lấy cái đẹp của thiên nhiên làm cái chuẩn so sánh để tạo nên một cái đẹp lý tưởng và hoàn mĩ.         
Một số trong các hình ảnh cụ thể  được sử dụng trong sử thi đã trở thành hình tượng, mang ý nghĩa khái quát, chẳng hạn cây đa, cây sung... tượng trưng mẹ cha, già làng, những người anh hùng; cây kơ nia tượng trưng cho linh hồn con người; ánh sáng mặt trời, nước trong bầu, trong ống... tượng trưng tài sắc của con người; con hùm, con voi, con rắn... tượng trưng cho sức mạnh của con người.v.v... và v.v... Có điều đặc biệt hơn là trong các hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng ấy có một số hình ảnh có thể tượng trưng cho cái tốt mà cũng có thể tượng trưng cho cái xấu, chẳng hạn con hùm, con voi, con rắn... tượng trưng cho cả sức mạnh của người anh hùng Đăm San nhưng có lúc lại sử dụng để tượng trưng cho sức mạnh của các Mơtao thù địch.
Nâng cao hơn một bước nữa là người ta diễn đạt bằng hình ảnh tưởng tượng, chẳng hạn sử thi miêu tả cảnh trên đường Đăm San tới nhà Nữ thần Mặt trời như sau: “Anh thấy cái nhà nữ thần Mặt trời ở. Thang lên nhà là một cầu vồng. Cối giã gạo bằng vàng. Chày cũng bằng vàng, lúc dùng thì ánh sáng lấp lánh ngợp mắt. Anh xuống ngựa mở yên, trèo lên thang nhà, tin cho trong nhà biết, rồi đứng ở sàn hiên nhìn qua nhà của thần Mặt trời. Anh ngắm nghía nhà to, ngắm voi quanh sàn nhà, trong nhà đầy chiêng núm và chiêng bằng. Tôi tớ trai và gái đông như mây. Sườn nhà thiếp vàng. Tất cả nhà các tù trưởng giàu mạnh chưa có nhà nào như vậy. Anh đi qua cửa, móc dao vào phên, ngồi giữa nhà. Người nhà đi lại từ nhà sau ra nhà trước nhìn Đam San như nhìn một thần linh mà danh tiếng đã vượt qua núi rừng tới thần ánh sáng.”      
Đây là bức tranh được tưởng tượng và miêu tả trên cơ sở kết hợp những hình ảnh thực và ảo, trong đó yếu tố thực là cái nền cơ bản còn yếu tố ảo là bề nổi khoát lên trên. Nếu lược bỏ đi những yếu tố ảo thì còn lại là bức tranh hiện thực sinh động của thiên nhiên và cuộc sống con người. Cách miêu tả kết hợp chặt chẽ giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn diễn ra phổ biến trong hệ thống sử thi Êđê.
Trong những hình ảnh tưởng tượng cũng cần chú ý tới là hình ảnh của các vị thần linh (Yang). Thần linh có hai loại: loại thần linh tốt thì giúp đỡ con người, còn loại thần linh xấu thì chuyên tìm cách ám hại con người và tất cả các vị thần cũng có bản tính như con người, sống gần gũi với con người và con người luôn xem thần linh vừa có sức mạnh của siêu nhiên, vừa như một con người bình thường. Đó là đặc điểm hình ảnh nhân vật thần linh trong hệ thống sử thi Êđê.
2. Sử dụng các con số biểu trưng kết hợp với hình ảnh:
Ngoài việc sử dụng những hình ảnh cụ thể và hình ảnh tưởng tượng, người ta còn quen dùng kết hợp hình ảnh với các con số biểu trưng. Các con số biểu trưng thường cấu tạo bằng con số lẻ như 3,5,7... (theo quan niệm của người Êđê, số lẻ là số thiêng) kết hợp với hình ảnh đi kèm theo. Nhờ vào cách diễn đạt này mà câu văn thường ngắn gọn và vượt cấp về nội dung ý nghĩa. Ví dụ Đăm San lệnh cho tôi tớ của mình mang các đồ vật để cúng các vị thần linh như sau:
Hỡi các con! Đi bắt trâu và khiêng rượu về đây làm lễ. Năm trâu nên cúng những người đã chết. Bảy chum rượu để cúng cho ta. Ta đi đánh đứa nào bắt vợ ta.”
Các con số lẻ và hình ảnh đi kèm theo làm nên những hình ảnh biểu trưng. Trong câu, có khi nó mang ý nghĩa tả thực và cũng có lúc không mang ý nghĩa tả thực, nhưng bao giờ cũng có ý nghĩa biểu trưng, biểu hiện một ý niệm khái quát nào đó. Ví dụ trên kia, hình ảnh 5 trâu, 7 chum rượu ngoài ý nghĩa tả thực là yêu cầu phải có đủ số lượng như thế, nó còn biểu thị sự tôn trọng của con người đối với sự thiêng liêng của thần linh.
Một ví dụ khác miêu tả cuộc chiến đấu dũng cảm giữa Đăm San và Mtao Grư như sau:
Ba lần Mtao Grư chạy quanh đồi và giẫm nát ba đám cỏ tranh. Bảy lần cây mác nhọn của Mtao Grư phóng mạnh như sao băng tưởng chừng cắm vào đùi Đăm San, nhưng rồi chỉ đâm oan một con lợn.”
Trong trường hợp này, các con số 37 không mang ý nghĩa tả thực mà chỉ có ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh của Mtao Grư.
Cũng đề cập thêm về những con số trong sử thi Đăm San. Ngay cả trong việc thuật, nếu nói: “Đi một ngày, nghỉ một đêm” không chỉ dừng ở diễn tả sự việc (đi, nghỉ) xảy ra trong một khoảng thời gian (một ngày, một đêm) nó còn có nghĩa là sự việc xảy ra nhanh chóng, gấp gáp; tương tự, nếu nói: “Đi bảy ngày bảy đêm” có nghĩa là sự việc xảy ra trong thời gian rất dài (số 7 là số tuyệt đối thuộc hàng đơn vị trong hệ số đếm của người Êđê). 
3. Sử dụng vật thể hóa hình ảnh:
Hình ảnh trong sử thi Đăm San không chỉ là những hình ảnh cụ thể của sự vật có hình, có khối đập vào thị giác chúng ta hoặc là những hình ảnh do con người tưởng tượng ra có tính chất hoang đường mà còn vật thể hóa những sự việc, hình ảnh trừu tượng. Chẳng hạn các âm thanh như tiếng chim, tiếng chiêng, tiếng suối, tiếng trống, v.v... vốn là những cái vô hình được người ta vật thể hóa nó, tạo ra cho người nghe có cảm giác như nhìn thấy những vật thể, âm thanh đó đang "hoạt động" cụ thể như sự vật, con người. Sau đây là một câu văn mà người ta đã vật thể hóa những hình ảnh khá là ấn tượng làm vượt cấp nội dung ý nghĩa câu văn: “Tiếng ngựa chạy nghe như tiếng sông than, như tiếng biển thở”. Trước hết, đây là tiếng vó ngựa nghe như trùm lên tất cả rừng núi của Đăm San trên đường đi bắt Nữ thần Mặt trời, nhưng tiếng vó ngựa ấy còn nghe “như tiếng sông than, như tiếng biển thở”, mới chứng tỏ sự khao khát đến đau thương và cháy bỏng của chàng muốn bắt Nữ thần về làm vợ và muốn trở thành một tù trưởng hết sức giàu mạnh, trên đời không ai bì kịp.
Còn sau đây là đoạn văn mà người ta đã vật thể hóa tiếng chiêng làm cho tiếng chiêng như vật đang chuyển động:
 "Đánh những cái chiêng kêu nhất, những chiêng ấm tiếng nhất! Đánh cho tiếng chiêng lan ra khắp xứ! Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn, lan xuống dưới đất! Đánh cho tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất! Đánh cho các âm hồn nghe tiếng cũng quên làm hại người ta. Đánh cho chuột, sóc cũng quên đào hang, cho rắn bò ra khỏi lỗ, cho hươu nai phải đứng thinh mà nghe, cho thỏ lắng tai không kịp ăn cỏ, cho tất cả muôn vật chỉ còn có thể lắng tai nghe tiếng chiêng của Hơ Hhi và Hơ bơ Nhí!"
Đoạn văn tràn đầy những hình ảnh sinh động làm cho mắt ta như thấy được toàn bộ không gian và cuộc sống của mọi vật đều ngưng đọng lại trước sức hút kỳ lạ của tiếng chiêng ngân vang. Người ta đã vật thể hóa sức vang của tiếng chiêng để biểu hiện cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của buôn làng Êđê, cảnh hội hè đông vui với tiếng chiêng ngân vang không ngớt giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, bao la.
4. Đặc điểm sử dụng mô típ hình ảnh
Trong sử thi Đăm San một số hình ảnh xuất hiện đi, xuất hiện lại nhiều lần trong tác phẩm bằng cách lặp lại một số hình ảnh ở vị trí cố định trong câu và  hay lặp nhiều lần cho một định ngữ giống nhau, gọi đó là mô típ hình ảnh. Chẳng hạn, mỗi khi đề cập đến người anh hùng Đăm San là người ta thường diễn đạt câu: "Đăm San người anh hùng đầu đội khăn kép, vai mang túi da”; so sánh với người đẹp thì thường dùng hình ảnh: “người trong như nước trong ống, sáng như ánh sáng mặt trời, đẹp như hoa êpang..."; so sánh số nhiều thì thường dùng các hình ảnh: bầy mối, bầy kiến, đàn hươu, đàn nai.v.v...
Theo chúng tôi, hình ảnh phong phú cùng với sự lặp lại một số mô típ hình ảnh được miêu tả quen thuộc trong sử thi Đăm San không hề gây cảm giác thừa hay tâm lý khó chịu cho người nghe mà chính điều này tạo nên sức mạnh lôi cuốn, thuyết phục đối với người nghe. Trong sử thi Hy Lạp, chúng ta cũng thấy lặp đi lặp lại những định ngữ quen thuộc như thế khi miêu tả về các nhân vật: Ajăc với "chiếc khăn to như tháp chuông"; Uylix "dũng cảm"; Asin "thần thánh"; Apôlông "bắn tên xa muôn dặm"...
***

Những đặc điểm nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong sử thi Đăm San như đã trình bày trên đã góp phần làm nên giá trị cho sử thi Đăm San - một tác phẩm văn học được xem như viên ngọc quý hiếm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

SỐ 266 - tác giả THANH VÂN


Tác giả THANH VÂN


VÀI CẢM NHẬN QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN
CỦA H’SIÊU BYĂ
                                                 


Văn học viết về các dân tộc thiểu số luôn là mảng đề tài hấp dẫn và cuốn hút người đọc như một khu rừng bí ẩn thôi thúc độc giả tìm hiểu và khám phá, như một chìa khóa mở ra giải mã cho chúng ta hiểu về nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc miền núi. Trong những tác giả viết về đề tài này có tác phẩm được đăng trên tạp chí Văn nghệ Chư Yang Sin, phải kể đến H’Siêu Byă với những truyện ngắn được sáng tác trong vài tháng gần đây, như: Tôi, Brem và gã con trai họ Kpă, Mùa này dã quỳ nở rộ, Sự tích thác Dray K’nao
H’Siêu Byă, người dân tộc Êđê sinh ra và lớn lên trên vùng thảo nguyên M’Đrắk thơ mộng, mảnh đất thân yêu ấy có bề dày văn hóa lâu đời của dân tộc Êđê. Được lớn lên hít thở trong môi trường văn hóa của dân tộc mình nên các tác phẩm của cây bút này đã đem đến cho người đọc một sự ngạc nhiên thú vị về đời sống tràn ngập không gian núi rừng và những truyền thống tốt đẹp của buôn làng mang đậm bản sắc dân tộc. Các tác phẩm của HSiêu không có sự gay gắt đấu tranh giữa cái thiện và cái ác mà bằng giọng văn trữ tình, tác giả đã viết về tình yêu đôi lứa mang đậm âm hưởng và phong cách của người Êđê. Tình yêu đó óng ánh, sóng sánh như những giọt mật ong rừng. Qua đó khắc họa nên chân dung của những “chàng trai, cô gái da nâu, mắt sáng, vóc dáng hiền hòa” với những tâm hồn, tính cách và tình cảm hoang dã nhưng rất trong trẻo. Trong như những giọt sương long lanh đọng trên lá  kơ nia soi mình dưới nắng ban mai.
Tác giả viết về vùng đất và con người của dân tộc mình với một niềm tự hào và sự say mê mãnh liệt. Từng câu chữ, lời văn mang hơi thở cuộc sống  đậm bản sắc dân tộc, bản sắc đó được thể hiện rõ nhất trong cách kể của tác giả: “Tiếng hát ấy đã níu chân hai chị em tôi và chúng tôi cùng gùi tiếng hát ấy về đến cầu thang nhà dài của mí”, “Căn nhà dài càng trống trải và lạnh như mùa canh rẫy” (Tôi, Brem và gã con trai họ Kpă). Câu văn đọc lên nghe như câu thơ, bản nhạc trữ tình nhưng cũng rất gần gũi với tiếng nói thường ngày của người dân bản địa.
Với nguồn cảm hứng dạt dào, tác giả đã phác họa cảnh đầy sắc màu sinh động của miền sơn cước. Cách sử dụng từ linh hoạt, các hình ảnh miêu tả sự vật có thêm những hoạt động cụ thể với biện pháp nhân hóa làm cho lời văn có sức gợi đã đưa người đọc đến với những hình ảnh rất độc đáo của Tây Nguyên. Hơn nữa với tình yêu tha thiết cảnh vật, thiên nhiên nơi mình sinh ra và lớn lên nên cảnh vật như cũng có linh hồn: “Trên trời cao, những đám mây mặc váy thổ cẩm nhảy múa điệu chim Grứ. Mềm mại và uyển chuyển xoay vòng, xoay vòng rồi giật giật cánh tay, ngón tay quanh mặt trăng đang cười hả hê nửa mặt” (Tôi, Brem và gã con trai họ Kpă). Tác giả dùng ngôn từ rất hiện đại nhưng vẫn giữ được nét riêng biệt của người Êđê, đan xen một chút tự hào về quê mình và ẩn chứa trong ấy niềm kiêu hãnh về vị thế người phụ nữ Tây Nguyên đang biến mình thành đám mây mặc váy đi dự hội.
Cách sử dụng từ của tác giả nữ Êđê còn trẻ tuổi đời nhưng rất “già” trong cách chinh phục người đọc bằng ngôn từ rất đặc biệt, thể hiện sự quan sát tinh tế, sự hòa đồng sâu sắc và một vốn sống dồi dào về dân tộc mình mới có thể chắt chiu để biểu đạt: “Chiều lắm rồi. Buôn mình rục rịch nhóm bếp lửa chuẩn bị buổi tối, đám khói ngoằn ngoèo, chúng chụm lại và toác miệng cười ha hả đắc chí về chuyện tình vỡ toang hoang như quả bầu khô của mình…”, “Ngồi phịch xuống tảng đá, tảng đá cựa quậy, nhìn cánh đồng quỳ, cánh đồng quỳ cựa quậy, ngó đám mây, đám mây, đám mây cựa quậy, liếc dãy núi, dày núi chao đảo ngả nghiêng” (Mùa này dã quỳ nở rộ). Nói về tình yêu tan vỡ nhưng không dùng từ bi quan, than vãn mà bằng giọng điệu riêng của mình, tác giả vẫn diễn tả được hết nỗi đau đớn, vật vã, bão tố… trong lòng nhân vật qua hình ảnh đám khói, tảng đá, cánh đồng… đọc xong ta chỉ biết thốt lên: Hay, độc đáo!
Tác giả còn gây ấn tượng cho người đọc bởi sự mới lạ, khi sử dụng phép so sánh thì hình ảnh được so sánh rất gần gũi, gắn bó với đồng bào Êđê mang tính đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Tả về vẻ đẹp của chàng trai, tác giả đã viết: “đẹp trai và dũng mãnh như con rắn hổ mang đang gầm gừ trong hang như người già vẫn thường ví…” và “bờ vai rộng và chắc như gỗ kate trong rừng” hoặc “Mặt chàng áp sát vào má tôi, phả lên đấy những hơi thở nóng hổi quyến rũ của con cầy hương mê hoặc” (Tôi, Brem và gã con trai họ Kpă), “Aduôn mình đã già hơn cây M’nut cạnh bìa rừng, lưng còng hơn chiếc cần uống rượu…” (Mùa này dã quỳ nở rộ). Nếu không sinh ra và lớn lên trong buôn làng Êđê thì không thể có được những những từ ngữ gợi hình ảnh rất đặc sắc người Tây Nguyên, vừa hoang dại vừa hư ảo như ta thường thấy trong chuyện cổ tích của người Kinh, lời khan của người Êđê!
Trong các truyện ngắn của mình, tác giả không trau chuốt lời văn theo kiểu “nhả ngọc, phun châu”, không cầu kì trong văn phong mà bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời văn trong sáng, thể hiện cả tình lẫn ý của tác giả,  con người hiện ra với những tính cách chân chất, vẻ đẹp mặn mòi, duyên dáng thuần hậu. Đặc biệt những chất liệu đặc sắc trong khan của người Êđê được tác giả sử dụng rất thành công: “Vào một ngày trời hanh khô và nắng nóng, con rắn chui vào hang, con mang ngừng ăn tìm chỗ trú, con cú, con vẹt trong tổ không chịu ra, các cô gái trong buôn rủ nhau ra dòng thác tắm táp và nô đùa” (Sự tích thác Đray Knăo); thiên nhiên trên thảo nguyên hiện ra rất thực, rất gần gũi, con người và thiên nhiên như hòa quyện vào nhau. Qua mỗi tác phẩm, chúng ta như đang xem một cuốn phim với những triền đồi khe suối, những dãi hoa quỳ vàng ruộm, cuộc sống, sinh hoạt và phong tục tập quán của dân tộc Tây Nguyên đang hòa trong âm thanh của đing năm, cồng chiêng và những rung ngân của núi rừng.
Mỗi tác phẩm như một chiếc cầu nối để giúp chúng ta hiểu và thêm yêu con người Êđê rất đỗi thật thà, bình dị, hiểu thêm một kho tàng văn hóa đang tiềm ẩn, hiểu thêm một tấm lòng ưu ái đang đau đáu với việc giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc mình. Hy vọng rằng, với sức trẻ đang căng tràn nhựa sống và năng lực sáng tác của H’Siêu Byă, bạn đọc sẽ được đọc nhiều tác phẩm đậm hơi thở núi rừng, giàu bản sắc Tây Nguyên.


















SỐ 266 - tác giả THY LAN




THAO THỨC NỖI RỪNG
(Đọc trường ca Rừng cổ tích của Đặng Bá Tiến,
NXB Hội Nhà văn – 2012)
                             
Cánh rừng còn hôm qua/ Hôm nay thành đất trắng”… Đọc trường ca Rừng cổ tích của nhà thơ Đặng Bá Tiến thấy sao mà rấm rứt. Cái rấm rứt của người công nhân gắn bó với rừng, yêu rừng như yêu cơ thể của mình vậy. Càng yêu vẻ đẹp huyền bí của rừng, ơn rừng che chở trong những năm chiến đấu, hiểu giá trị thực tiễn của rừng với con người, nhà thơ càng xót xa trước cảnh rừng đang bị tàn phá khốc liệt. Mang cái tôi công dân đầy trách nhiệm, cộng với một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, ông đã viết nên tập trường ca dài hơi mà sâu lắng, đậm sắc thái Tây Nguyên. Đây là tập trường ca thao thức nỗi rừng - thao thức nỗi đời có giá trị nhân sinh sâu sắc.
Với mười khúc: Vùng kỷ niệm, Trở lại, Đam mê, Tình yêu, Nỗi đau, Đêm Bản Đôn, Giữ rừng, Hồi sinh, Hồi tưởng, Vĩ Thanh, tác giả đã khái quát cuộc đời mình trong cuộc đời cây, cuộc đời rừng. Rừng đã sẻ chia với con người buồn, vui, sướng, khổ, tức là rừng cũng có thân phận, có biến cố, có linh thiêng… Bởi thế mối quan hệ con người với rừng là mối quan hệ cộng sinh, tương hỗ và vững bền. Tác giả dường như đã hóa thân vào rừng  Tây Nguyên để “thấu tận nguồn cơn”,  để sẻ chia và kiếm tìm sự đồng cảm, để cùng nhau vừa bảo vệ rừng, trồng rừng, vừa lên tiếng cảnh tỉnh những kẻ phá hoại rừng. Mặc dù viết về vấn đề thời sự nóng hổi (vốn lại là một nhà báo), nhưng chất trữ tình trong trường ca rất đậm đà. Đó là thế mạnh khiến cho Trường ca trở nên gần gũi và giàu sức thuyết phục.
Có một Rừng cổ tích đẹp như mơ, đẹp như thơ mà đã từng rất thực ở đời, đã cùng anh trong những đêm hành quân “chợp mắt trong hương rừng/ trong tiếng suối ru/ trong bàn tay vuốt ve của lá”. Lá rừng được nhà thơ ví “như trái tim”, “như bàn tay xòe ra đợi người yêu dấu”. Lá và người bầu bạn sớm khuya: “Lá xòe ô chở che/ … lá lót dạ cho anh/ Lá làm nệm làm giường/… Lá là bức tranh trời đất tác thành”. Lá mộng mơ, cùng anh “ngắm những cô gái M’nông, Êđê đùa nhau bên bến tắm/ ngắm đàn voi đủng đỉnh hút nước phun mưa như thủy tinh long lanh trong nắng/ nghe tiếng tù và dìu dặt gọi trăng lên”. Ngợp hồn, mê hồn quá! Thiên nhiên ban tặng cho Tây Nguyên vẻ đẹp thật quyến rũ. Dẫu chưa một lần được tận hưởng cái thi vị cũng khát khao một lần được vào Rừng cổ tích, thong dong, say sưa giữa đại ngàn để lắng hồn mình trong tiếng lá, tiếng tù và… Mới hiểu tại sao anh dẫu có hành quân đi xa mà “tâm trí tình yêu ở lại/ Với cánh rừng bạt ngàn/ dòng sông thác trắng, hùng vĩ, mộng mơ/ Với những amí, ama cái bụng đầy khan, ốt n’rông và chuyện buồn vui xứ sở”. Bởi cái đẹp ấm tình đó đã thôi thúc lòng anh “sống chết với đất này”. Khúc Trở lại chính là sự trở về của người lính thắng trận từ Bình Phước, Đồng Nai… tìm lại Bản Đôn - Tây Nguyên đất xưa từng gắn bó những ngày trận mạc, với “buôn làng anh đã khắc vào tim”. Anh mang theo cả “nỗi nhớ quê… làng Chùa nơi chôn rau cắt rốn”, nỗi nhớ mẹ “cồn lên như ghềnh như thác”, cả “người hậu phương” không biết “đã lấy chồng?”. Như một duyên nợ, như tiền định, anh “ở lại với mảnh đất này” với những “Đam mê”.
Đam mê” là khúc trọng tâm của trường ca viết về anh - người trồng rừng mê mải nghe được cả tiếng “đất thở”, tiếng “đất đai đang hoài thai sinh nở” ước “được thành lá xanh/ được thành nụ hoa/ được hóa mùa màng/ hóa những rừng cây”. Cơ thể anh hòa vào cây lá đến mức “ngỡ như từng tế bào cơ thể anh cũng run rẩy bật chồi”. Anh nghe thấy hồn cốt  non sông, hình hài đất nước trong đại ngàn. Và ngược lại đại ngàn lại là “hồn thiêng muôn đời chảy dọc những lời khan/ là mạch nguồn tỏa sáng lời chiêng”. Bởi sự kỳ tài đó hay ân huệ của thiên nhiên giành cho anh mà anh trở thành trung tâm của đại ngàn, thành niềm tin của dân làng. Sức mạnh của anh, ý chí của anh, trái tim của anh vừa gần gũi, vừa hoang dã, lại vừa mang màu sắc huyền ảo cổ tích: “Anh thành cây Kơ nia để dân làng trú mát niềm tin/ thành ánh nắng hong khô những nỗi buồn ẩm ướt/ Thành chim t’lang, chim ch’rao mang nhiều giọng hót/ đem niềm vui đến khắp buôn làng”. Anh đam mê những lời khan, chuyện Đam san, Xinh Nhã, tiếng tù vànhưng say nhất  là “mê việc lâm trường”. Anh trở thành “đứa con chung của buôn làng”, đứa con luôn đau đáu với rừng xanh. Tình yêu cũng từ đây “đơm hoa kết trái”. Khúc Tình yêu của chàng trai xứ Nghệ và cô gái Êđê là một bản nhạc rừng say đắm.
Chất trữ tình đậm đặc trong khúc ca này. Tình yêu của đôi trai gái gắn với cây rừng, con suối, muông thú, lá hoa… Tình yêu của họ xe duyên từ câu ví dặm ân tình với điệu ay ray tha thiết, mộng mơ. Cô gái Êđê mê chàng trai xứ Nghệ “hiền lành, cần mẫn”   “lòng cô như có sóng sông La”, “mà trái tim cô dạt dào câu ví dặm”. Còn chàng trai thì mãnh liệt vô cùng: “Ta muốn rước về ở chung một buồng tim/ ta muốn đưa về ở chung một bếp”. Tình yêu của họ cảm động rừng xanh, sức lao động của họ tưới tắm cho rừng xanh nên “rừng cây lên xanh/ có tình anh đêm đêm tưới trăng vàng cho cây xum xuê long lanh sắc lá/ có tình em mỗi ban mai rải ánh nắng hồng cho cây mơn mởn chồi non”. Có tình yêu rừng, có tình em chan chứa, anh lao động không biết mệt đến “hõm mắt mòn chân”, “đến tím tái thịt da bởi muỗi mòng sên vắt”, nhưng niềm vui vỡ òa hạnh phúc trên tay là thành quả ngọt lành: “Thân gỗ mỗi ngày phổng phao như lòng anh chờ đợi”. Họ vui hơn, hả hê hơn trong những đêm hội với men rượu ủ nếp nương ngất ngây men rượu, men tình: “Nhịp xoang quay/ tay ấp bàn tay/ mắt liếc đong đưa/ gọi bước chân say/ bỏ hội vui chung, ra bờ cây tình tự…”. Bản tình ca đại ngàn tưởng cứ thế ru ca cùng tình yêu đôi lứa… ngờ đâu nỗi đau ập đến “anh chợt nhói lòng khi thấy rừng rung lên nghiêng ngả/ nghiêng ngả đại ngàn/ đảo điên cổ thụ/ nhựa cây tuôn tràn như máu ứa luênh loang…”.
Chương Nỗi đau chính là tâm tư nỗi lòng của anh muốn giải bày, muốn lên tiếng để giữ lấy đại ngàn quý giá biết bao: “Anh đau đớn cầm tay những người anh em vừa tới/ nóng tay mình dòng máu râm ran/ người anh em cùng chung bài hát kết đoàn/ người anh em cùng chiến hào đánh Mỹ/ những người anh em những người đồng chí/ …trái tim anh đau/ nhưng lời anh tha thiết: “…hãy thương lấy cánh rừng”. Cái tôi của một công nhân cất lời khảng khái: “Rừng cho ta tránh bão bùng/ cho ta qua nắng lửa/ rừng là hồn thiêng ngàn năm xứ sở/ không có rừng/ người sẽ sống bơ vơ/ không có rừng/ trái đất sẽ ngẩn ngơ/ trái đất sẽ điên khùng nổi loạn/ không có rừng/ sẽ chết cả lời chiêng trên suối cạn/ sẽ mỏi mòn, tàn úa sử thi… Một loạt các tính từ bơ vơ, ngẩn ngơ, mỏi mòn, tàn úa… để chỉ sự nguy hại của tàn phá rừng làm rẫy, lập làng thiếu quy hoạch. Những người kéo nhau từ nhiều phương tới, họ chỉ thấy cái vui trước mắt mà bỏ cái lợi lâu dài. Từ sự khảng khái đến những lời như ứa máu: “chúng ta mưu sinh/ nhưng đừng lột da mình/ đau đớn lắm”. Lời anh chẳng ai tỏ. Nỗi xót xa hiện ra trước mắt: “tiếng rìu, tiếng cưa/ tiếng cú quạ mất nhà/ tiếng hổ báo thét gào chạy trốn/ tiếng cây đổ ào ào như bão cuốn/ anh đau đớn ngỡ mình vừa bị chém ngang lưng!”. Đau đớn hơn là sự phá hoại của lâm tặc: “trăm phương mò tới/ chúng ngấu nghiến ăn rừng trong bóng tối/ ăn rừng giữa bạch nhật, thanh thiên/ chúng nuốt cả cây gỗ dài như sợi bún…/ chúng bán mua cả rừng gỗ giản đơn/ bằng những dự án đỏ lòm con dấu/ và bầm tím những mưu đồ ẩn náu/ chúng nháy mắt nhau là rừng đổ ào ào/ những cánh rừng đẫm máu thương đau”. Nỗi đau của anh trước những sinh linh của rừng khiến người ta ứa lệ: “Anh chứng kiến sự mất rừng như mất đi những người thân thiết nhất/ đêm ngủ giật mình thấy những vòng trắng trong mơ/ những vòng trắng đung đưa/ trên những gốc cây cụt đầu ứa đầy nhựa đỏ/ những vòng trắng quấn trên đầu người sau cơn bão tố/ sau những trận lũ rừng/ người, thú bập bềnh trôi”. Anh lên án cách bảo vệ rừng mang tính hình thức “chúng tôi đang quyết liệt bảo vệ rừng”, nhưng điều trái mắt vẫn diễn ra “rừng trước mũi cung/ yến, oanh dần tắt tiếng… chỉ còn khét nồng mùi khói/ cháy lòng anh”. Anh là con của rừng nên đau nỗi đau mất mẹ: “Là người yêu từng chiếc lá mầm cây/ đêm anh khóc ướt đầm cả gối/ đêm anh lang thang dọc theo con suối/ con suối mùa khô mảnh trăng cũng khô giòn/ đâu còn nữa những mát lành, róc rách/ đâu còn nữa bờ hoa khoe sắc/ đâu còn nữa bóng nai lồng bóng nước/ anh cúi đầu ngồi như mỏm đá mồ côi”. Khúc VI: Đêm Bản Đôn tiếp tục của nỗi đau mất rừng: Đêm bản Đôn/ có một người không còn nước mắt/ và mái đầu tóc bạc như lau”. Phải là cả một sự dấn thân với rừng mới có được sự thổn thức đến thế. Lời thơ quyết liệt mà nghẹn ngào, day dứt. Với Đêm Bản Đôn anh đã ném vào đời một câu hỏi lớn: “Lẽ nào đành bất lực/ buông tay?. Người lính trong tâm thế của con người đấu tranh vì chính nghĩa: “ta bất lực là vong ơn bội nghĩa/ ta buông tay/ là quên máu bạn ta đã tưới đầm chiến địa/ để giữ từng tấc đất mầm cây/ ta buông tay/ là đầu hàng lâm tặc/ là đại ngàn này/ mặc chúng phanh thây”. Anh kêu gọi đồng đội thời đánh Mỹ, bây giờ dù là người quyền chức hay dân cày hãy chung tay vào “cuộc chiến này để bảo vệ rừng xanh/ bảo vệ ngọn gió lành/ bảo vệ nguồn nước mát/ bảo vệ lời ru câu hát/ tiếng T’rưng vang vọng ngàn đời”. Khúc Giữ rừng là ý chí của anh: Dũng cảm, gan dạ, chịu mọi gian khổ để vạch trần xảo trá, vạch mặt kẻ tham lam bằng chứng cứ trong “băng tiếng, băng hình” khiến “những kẻ bao che phải lấm lét cúi đầu/ những kẻ vô cảm với rừng xanh/ cũng động lòng trắc ẩn” và cùng chung tay “vây bắt lũ quỷ rừng từ trăm hướng ngàn phương”. Khúc vui “Hồi sinh” đã thỏa lòng khao khát của anh. Dẫu không phải ngày một ngày hai rừng hồi sinh trở lại: “Sau cơn mưa/ hơi đất lại rụt rè/ tỏa nhẹ/ vấn vương trong ban mai tinh khiết”. Đến cả tiếng chiêng tác giả thể hiện trong khúc “Vĩ thanh” cũng có linh hồn, cười, hát, reo ngân dài xa lắc… mang cả lòng người hớn hở vút tận trời xanh.
“Nửa trái tim anh vẫn thao thức nỗi rừng” - Tình yêu và cả sự hy sinh thầm lặng, đánh đổi cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc lứa đôi để sống chết với rừng. Vợ chồng người gác rừng lặng lẽ gác cả bình yên cho buôn làng, giữ cả màu xanh cho cây lá, nay anh vẫn giữ rừng bằng trái tim, ý chí: “vẫn cầm canh/ giữ cho rừng bình yên mãi mãi…”
Nhịp thơ nhanh, điệu thơ khắc khoải, ngôn ngữ đa nghĩa, hình tượng đã kéo người đọc vào mạch thơ không dứt. Có gì ám ảnh đến lạ! Có gì đau đáu đến lạ! Nhà thơ Đặng Bá Tiến đã truyền sang ta khúc vui, khúc buồn, khúc mờ, khúc tỏ… nhưng khúc nào cũng chất chứa nỗi niềm thao thức về rừng. Mười khúc với những cung bậc trữ tình khác nhau tác giả đã sẻ chia, giải bày nhiều khát vọng, đồng thời cảnh tỉnh và tố cáo những kẻ hại rừng rất thực tế trong cuộc sống đã và đang diễn ra.

Trường ca Rừng cổ tích chính là nỗi quê – nỗi rừng của tác giả về  Tây Nguyên hôm nay, nhưng đã chạm tới cái tâm tư chung của mọi miền, mọi người. Sức lan tỏa của trường ca phải chăng chính là từ sự thao thức nỗi rừng hội tụ trong con người Đặng Bá Tiến - một người công dân đồng thời cũng là nhà báo, nhà thơ, nhà nhiếp ảnh có cái tôi nhân hậu nhưng “sắc nhọn giác quan” và yêu tha thiết cuộc đời này.