Nhà văn KHÔI NGUYÊN |
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐẮK
LẮK
HOẠT ĐỘNG ĐÚNG ĐỊNH
HƯỚNG,
ĐẬM CHẤT NHÂN VĂN
Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Văn hóa cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ phải
là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận ấy”. Đảng, nhà nước và nhân dân ta cũng
đánh giá cao và khẳng định vai trò đặc biệt của văn học, nghệ thuật trong sự
nghiệp phát triển của cách mạng và đất nước nói chung và trong việc trực tiếp góp
phần xây dựng, củng cố nền tảng tinh thần của chế độ mới, xây dựng và nuôi dưỡng
nhân cách, tâm hồn con người Việt Nam nói riêng.
Trong Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng tại Đại hội VI có nêu: “Không
có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc
xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ và nếp
sống của con người.” Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII chỉ
rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy kinh tế
- xã hội, đồng thời là mục tiêu của CNXH. Văn học, nghệ thuật là bộ phận trọng
yếu của nền văn hóa dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về Chân – Thiện –
Mỹ” và “Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ nước ta là góp phần xây
dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân
cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội văn minh.” Nghị quyết Trung ương 5 – khóa VIII đề ra nhiệm vụ
cụ thể: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến XHCN đậm đà bản sắc dân tộc
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Bộ Chính trị khóa X đã
ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới” (Nghị quyết số 23-NQ/TW).
Hội VHNT Đắk
Lắk là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người có trình độ
trong lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật sinh sống và làm việc tại Đắk Lắk; mục
đích của Hội là tổ chức, tập hợp, động viên văn nghệ sĩ hoạt động sáng tạo, xây
dựng và phát triển VHNT Đắk Lắk phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Hội VHNT Đắk Lắk
đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý và bảo trợ của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Trong thời gian qua, Hội đã làm tốt vai trò của một tổ chức tập hợp lực lượng văn
nghệ sĩ của tỉnh nhà với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Dân tộc – Hiện đại”.
Hiện nay Hội có 200 hội viên hoạt động ở các chuyên ngành: văn học, âm nhạc, mỹ
thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc, sân khấu – biểu diễn, phát thanh truyền hình, nghiên
cứu – sưu tầm văn hóa dân gian, được tổ chức thành 9 chi hội (7 chi hội chuyên
ngành và 2 chi hội cơ sở cấp huyện).
*
Trong những
năm vừa qua, văn học nghệ thuật của Đắk Lắk nói riêng và toàn quốc nói chung chịu
sự tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố. Đó là sự tác động của tình hình quốc tế
trong quá trình toàn cầu hóa về mọi mặt làm biến đổi sâu sắc tư duy con người,
trong đó có sự ảnh hưởng đến VHNT; những trào lưu, tư tưởng, lý luận về VHNT trên
thế giới xâm nhập vào nước ta gồm cả tích cực và tiêu cực; các thế lực thù địch
đẩy mạnh “âm mưu diễn biến hòa bình” kết hợp bạo loạn lật đổ khi có điều kiện nên
chúng tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực tư tưởng văn hóa, văn nghệ để thực hiện âm
mưu “xâm lăng văn hóa”. Bên cạnh sự tác động của tình hình quốc tế là sự tác động
của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình phát
triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự hội
nhập ngày càng sâu rộng sẽ làm biến đổi, thậm chí làm đảo lộn các giá trị vốn có
trong xã hội để tìm kiếm, định hình các giá trị mới là tiền đề dẫn tới sự phân
hóa mạnh trong công chúng nghệ thuật về quan niệm, nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ…
Những tác động kể trên dẫn đến xu hướng đa dạng hóa các trường phái, các nhóm
quan niệm khác nhau về văn học nghệ thuật.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của văn học nghệ thuật trong cả nước, Hội
VHNT Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ
Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình
hình mới” và Kết luận số 213 của Ban Bí thư (khóa X) về thực hiện Đề án “Đấu
tranh chống quan điểm sai trái trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật” bằng nhiều
biện pháp, nhiều hình thức khác nhau, hướng tới ba mục tiêu: Một là góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hai là xây dựng và
phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ phát triển toàn diện về số lượng, chất lượng và
cơ cấu loại hình, có năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng, có các thế hệ nối tiếp
nhau vững chắc, có tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với
sự nghiệp đổi mới; ba là nâng cao hiệu lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức các hoạt động,
đảm bảo yêu cầu phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Trong những
năm qua, tạp chí Chư Yang Sin – cơ quan ngôn luận của Hội – luôn bám sát tôn chỉ:
tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như
của địa phương bằng các tác phẩm văn học nghệ thuật; bên cạnh đó, Hội tổ chức
nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật và nhiếp ảnh, nhiều chương trình hoạt động kỷ niệm
các ngày lễ lớn của địa phương và của đất nước để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn
học nghệ thuật của quần chúng nhân dân nhưng đồng thời cũng là định hướng về chân
– thiện – mỹ cho độc giả, khán thính giả, góp phần vào thành công của các lễ hội.
Hội thường xuyên tham mưu cho Tỉnh ủy tổ chức các đợt học tập, triển khai, quán
triệt các Nghị quyết của Đảng; tổ chức các hội nghị hội thảo hoặc trại sáng tác,
đi thực tế sáng, các cuộc thi sáng tác theo chủ đề, các buổi giao lưu văn hóa văn
nghệ… nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có phẩm chất đạo đức, và niềm say mê hoạt động, sáng tạo văn học nghệ thuật.
Cũng phải nói thêm rằng, Đắk Lắk là tỉnh duy nhất của cả nước suốt 22 năm qua
liên tục tổ chức được các lớp bồi dưỡng sáng tác văn học nghệ thuật cho thanh
thiếu niên của tỉnh vào các mùa hè để đào tạo lực lượng kế cận trong hoạt động
sáng tạo văn học nghệ thuật. Hàng ngũ lãnh đạo Hội (cao nhất giữa hai kỳ Đại hội
là Ban Chấp hành Hội) hoàn toàn do sự tín nhiệm của hội viên bởi phẩm chất đạo đức,
năng lực sáng tạo và năng lực quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động của Hội,
có tâm huyết với Hội, có tinh thần đoàn kết thống nhất vì mục đích xây dựng Hội
ngày càng vững mạnh.
Tỉnh đã có
chủ trương xét Giải thưởng Văn học nghệ thuật Chư Yang Sin 5 năm/lần và cấp
kinh phí cho Hội tổ chức xét Giải thưởng Văn học nghệ thuật hàng năm, cấp kinh
phí cho Hội tổ chức Trại sáng tác cho thanh thiếu niên Đắk Lắk vào các mùa hè,
cấp kinh phí để xuất bản tạp chí văn nghệ Chư Yang Sin… là việc làm thiết thực
thể hiện sự quan tâm đến hoạt động văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, trong những
năm gần đây, đã có một số huyện, cơ quan, đơn vị đã phối hợp hoặc tạo điều kiện
cho Hội tổ chức các trại sáng tác, các chuyến đi thực tế, các buổi giao lưu cho
văn nghệ sĩ (điển hình là các huyện Cư M’gar, Krông Năng, Krông Ana, Krông Păc,
Ea Suôp, Buôn Đôn… và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công ty Cơ giới Đồng Tâm,
trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng…). Đây cũng là điều kiện để văn học nghệ thuật bám
sát thực tế cuộc sống để phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật và quay trở lại phục
vụ cuộc sống. Đặc biệt, sự liên hệ thường xuyên giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với
Hội, sự phối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động giữa Hội với Sở Văn hóa – Thể
thao và Du lịch, việc mở chuyên mục Văn học nghệ thuật của Đài phát thanh –
truyền hình Đắk Lắk đã khẳng định được các hoạt động của Hội đã và đang được Đảng,
Nhà nước, các cấp và các ngành cũng như đồng bào nhân dân các dân tộc của tỉnh Đắk
Lắk quan tâm.
Bởi vậy, mỗi
năm, hơn 6000 cuốn tạp chí văn nghệ Chư Yang Sin, hàng chục đầu sách được xuất
bản, hàng trăm tác phẩm đoạt giải thưởng trong nước và quốc tế, nhiều tác phẩm
có sức lan tỏa, tác động vào tâm hồn, tình cảm con người không chỉ trong phạm
vi địa phương, trong khu vực, toàn quốc mà còn mở rộng đến bạn bè thế giới.
Tất cả các
hoạt động văn học nghệ thuật của Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk từ khi được thành
lập (1990) cho đến nay, đều đúng định hướng, đậm tính nhân văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét