Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

SỐ: 245&246 - tác giả Y MANG






CÂY NÊU LÀ BIỂU TƯỢNG
CỦA LỄ HỘI MỪNG ĂN CƠM MỚI
CỦA DÂN TỘC SÊ ĐĂNG Ở HUYỆN CƯ M’GAR



Các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dân tộc Sơ Đăng Xteang nói riêng, có khiếu thẩm mỹ dồi dào, nghệ thuật tạo hình trang trí cổ truyền được thể hiện tập trung trên đồ vải, đồ đan, và những tác phẩm điêu khắc – hội hoạ, chủ yếu trên gỗ, hoa văn mang tính truyền thống, càng ở dạng cụ thể chi tiết hoa văn càng bộc lộ những nét khác biệt của tộc người.
Những sáng tạo của họ thường căn cứ vào tên gọi tiếng địa phương và theo giải nghĩa của chính người tạo hoa văn đều phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống và môi trường sống, mô phỏng theo hình tượng sự vật trọng tự nhiên và xã hội, qua đó thể hiện tài quan sát, óc thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật tạo hình điển hình như: hoa văn con khỉ, con vượn, con chim dang cánh, hình người… có cả hoa văn láy hình tượng từ trong truyền thuyết, trong tín ngưỡng – tôn giáo, sản phẩm kỳ công nhất là một số mái nhà Rông, tượng nhà mồ và các dụng cụ trong lao động sản xuất, đồng bào có bàn tay tài nghệ và con mắt mỹ thuật của họ đã tạo ra sản phẩm trang trí sinh động, phong phú và đa dạng.
Cây nêu được cộng đồng người dân tộc Sơ Đăng Xteang dựng trong lễ hội ăn cơm mới vào cuối khi đã thu hoạch mùa màng xong, đồng bào Sơ Đăng  Xteang để tạ ơn trời đất và cầu mong sự bình yên cho người và gia súc, ngày đầu làm lễ dâng thóc giống mời các thần về, cầu hồn lúa đồng thời cúng trị các loại ma ác gây bệnh tật cho con người, phá hoại mùa màng.
       Cây nêu là tiêu điểm tập trung, cố kết của tâm thức cộng đồng  đối với cư dân nông nghiệp, nông lịch luôn gắn bó với cuộc sống, định hình thời vụ sản xuất và sinh hoạt hội. Thời điểm cuối năm là thời điểm nông nhàn, chuẩn bị bước vào các hoạt động vui chơi. Nó tạo nên thế cân bình tuyệt đối trong sự vận hành thay đổi giữa năm cũ và năm mới biểu trưng của lễ hội này là cây nêu gắn với con người vui chơi sinh hoạt vui vẻ, quên đi những ưu phiền của năm cũ. Cây nêu của người dân tộc thiểu số được dựng lên để cáo tế thần linh dự lễ hội, cầu mong mùa màng tươi tốt. Phản ánh một triết lý về sự vận hành âm dương.
Trong hội mừng ăn cơm mới cây nêu mang ý nghĩa truyền thống tín ngưỡng và mang tính nghệ thuật trang trí điêu khắc gỗ cổ truyền không thể vắng mặt được, những tác phẩm điều khắc hấp dẫn hơn là cây nêu ở nhà Rông, cột cây nêu vút thẳng trời cao để quan sát trần gian và hệ thống thần linh được kết cấu ba tầng hết sức cầu kỳ phức tạp theo những hình dạng khác nhau, trên đầu cột lễ những đồ án trang trí tượng trưng cho bông lúa chín, ở giữa tượng hình chim muông, bao quát bảo vệ nương rẫy của dân làng và báo hiệu mùa màng cho dân làng biết, sắp đến mùa phát rẫy, hay mùa tỉa lúa hoặc trời mưa, nắng, gió hoặc thú rừng phá mùa màng, tiếp đoạn dưới là có 3 ông thần bảo vệ mùa màng của cả làng. Chân cây nêu cắm 4 cột  và bàn thờ để mâm cúng, ở dưới chân cây nêu có cắm bông lau trên ngọn, tượng trưng cho hoá lúa. Cây nêu lễ hội này đều gắn với một chuyện về nguồn gốc sự ra đời của nó xung quanh thân cây nêu, người ta còn chạm các hình động vật và nhiều loại hình hoa văn (hình nón, hình que...) cây cối, mặt trời, mặt trăng... để tượng trưng cho không gian vũ trụ mà linh hồn sẽ sinh sống ở thế giới bên kia..
       Trong công tác chuẩn bị hội mừng ăn cơm mới, Hội đồng già làng họp lại để lên danh sách khách mời ở những buôn xa bản gần. Hội đồng này cũng chuẩn bị cho sự hòa giải những mâu thuẫn và đôi khi còn hòa giải cả những mối hận thù giữa các thành viên trong cộng đồng mình và giữa cộng đồng mình với các cộng đồng khác. Còn những người phục nữ thì ngồi vào khung dệt chuẩn bị cho mình bộ váy rực rỡ nhất. Và có lẽ công phu nhất vẫn là việc chuẩn bị cây nêu trong mừng hội. Để có cây nêu đẹp trong mừng hội này già làng huy động hầu hết mọi lực lượng có đưọc: Lũ trai tráng lên rừng bứt mây, chẻ tre, tìm gỗ quý; phụ nữ ngồi vào khung dệt pha màu, kéo sợi; các nghệ nhân sẵn sàng con dao K’hea trong tay để trang trí… Cây nêu phải dài từ 15 đến 20m tức hai mươi sải tay là tùy vào mùa thu hoạch của mùa màng để tổ chức lễ ăn cơm mới lớn hay nhỏ. “Kâng dài như tiếng ngân của chiêng thì sapu mới lớn”,  già làng đã nói như thế. Đó là một cách ví. Còn trong thực tế, thường là “Kâng” – gla theo tiếng Cơho là một cây tre già có độ dài “chuẩn” nhất; đó là “cây tre già” dài khoảng hai, ba chục mét. Trên cây tre già ấy là “đỉnh nêu” được làm theo hình bông lúa ‘P’hêu” có 3 cánh. Hình P’hêu ấy được cấu thành bởi hàng vạn thanh tre mỏng. Ba cạnh của phễu là ba thanh tre mảnh được vót vuốt về phía ngọn để có thể uốn cong. Trên đó là hình chim thú, cây cỏ. Viền xung quanh nó là những sợi chỉ đủ màu sắc.
          Làm và dựng cây nêu này thật kỳ công và tỉ mỉ: tìm chọn một cây lồ ô dài từ 15m đến 20m (cũng giống như 3 dạng vừa nêu ở trên) được đặt ở giữa, gọi là (chea). Ở giữa chea có trồng 4 cây biểu hiện sự cầu mong khỏe mạnh, an lành; 4 cây thấp hơn gọi là tuai, dài khoảng 4m (dân làng chọn cây trứng cá vì mọt không ăn được) và có một tấm tre đan hình vuông đặt giữa cho chắc 4 cây; đồng thời cắm vào đó một cây uốn cong gọi là vah (bằng lồ ô) có các tua – tua này được làm bằng tre, dây rừng có 4 sắc màu đỏ, đen, trắng, vàng; đến đầu ngọn cây cong hình bông lúa gọi là Tlep hình con chim các loại phất phơ bay bay khi có gió” ở dưới chân cây nêu làm dàn đan bằng nứa gọi là ka beang cách mặt đất khoảng 80cm để thức ăn như đầu heo, bò, các món rừng như chuột và buộc ché rượu cần.
       Ở Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tôc Sơ Đăng Xteang nói riêng có phong tục dựng cây nêu trong các nghi lễ và hội long trọng. Dựng nêu là nghi lễ để thờ cúng thần linh. Cây nêu cao vút với ý nghĩa thiêng liêng lẫm liệt  mà thanh cao cầu mong sự an bình, khỏe mạnh, chống chọi và tồn tại giữa đất trời. Trên bãi đất rộng già làng đặt một chiếc bàn tre có quả trứng gà và tiết con gà, ghè rượu và bắt đầu cúng trước khi chọn đất đặt cây nêu.
    Ngày mai đám thanh niên trong làng sẽ vào tận rừng sâu tìm chọn cây lồ ô thật dài, cây trứng cá… để về làm cây nêu, ngoài ra, theo quan niệm dân làng dựng cây nêu vào lễ hội truyền thống, chung hưởng niềm vui hân hoan chia tay năm cũ đi qua và đón một năm mới tốt lành đến, khác với quan niệm truyền thống tại các làng quê xưa ở miền xuôi: dựng cây nêu ở đầu làng là để xua đuổi tà ma, điều xấu (dĩ nhiên cũng có cả ý nghĩa đón sự may mắn, tốt lành đầu năm).
          Thông thường địa điểm dựng cột cây nêu, nếu làm riêng của gia đình thì ngay giữa sân nhà. Nếu là lễ của buôn làng thì cây nêu sẽ dựng trước sân nhà Rông, Cây nêu trong lễ hội này không chỉ có ý nghĩa đẹp, bởi vai trò nổi bật về trang trí, chạm khắc, các tai nghệ của các nghệ nhân, đầu óc thẩm mỹ vốn có sáng tạo lối phối hợp các loại màu sặc sở rất hấp dẫn đã làm phong phú thêm không gian của lễ hội này, Điều này, thêm một lần nữa cho thấy vai trò, vị trí và ý nghĩa của cây nêu trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào Sơ đăng Xteang là rất thiêng liêng.
  Một điều cần lưu ý là tất cả công việc chạm khắc công phu và giàu tính mỹ thuật như trên, người Sơ Đăng Xteang chỉ sử dụng một công cụ cơ bản và đơn sơ là dao. Về màu sắc để tô lên các hình vẽ, hoa văn được trích xuất từ các loại thảo mộc hoặc mài từ đá núi. Người Sơ Đăng Xteang mô tả hình dạng cây nêu, ý nghĩa của các hình tượng, hoa văn được chạm khắc công phu là nơi ngồi dự lễ của các vị thần linh trên thân cây nêu,… Như vậy, cây nêu như là tiêu đề của lễ hội ăn cơm mới này được đồng bào tôn thơ trang nghiêm để giáo dục ý thức phong tục tập quán cộng đồng trong đời sống sinh hoạt, không ngừng nâng cao dân trí về lối sống góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào Sơ đăng Xteang ở nơi đây.

3 nhận xét:

  1. Nhiều dân tộc Việt có tục cắm cây nêu ngày tết quá!

    Trả lờiXóa
  2. QUa thăm anh đọc được bài viết mở mang thêm kiến thức, chúc anh ngày mới tràn đầy niềm vui!

    Trả lờiXóa