Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

GIỚI THIỆU SỐ: 248 - THÁNG 4 NĂM 2013


Tạp chí Văn Nghệ CHƯ YANG SIN
Xuất bản hàng tháng

Số: 248

Tháng 4/2013


                                   Tòa soạn:                    
172 Điện Biên Phủ - TP.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
ĐT :  0500.3840 276
Email: cuyangsindaklak@gmail.com
                                              
Quyền Tổng biên tập:
LÊ KHÔI NGUYÊN

Phó Tổng biên tập thường trực:
 HỒNG CHIẾN

Phó Tổng biên tập:
 ĐẶNG BÁ TIẾN

Ban biên tập:
NGUYỄN VĂN THIỆN
PHẠM HUỲNH
HUỲNH NGỌC LA SƠN

Trình bày:

Y KUAN NY NIÊ

AN QUỐC BÌNH

Thiết kế mỹ thuật:
AN QUỐC BÌNH

Sửa bản in:
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT

Trong số này


 VĂN:
l           Một cuộc đời bình dị () – HỒNG CHIẾN
l           Nghiêng nghiêng rừng chiều (tạp bút) – TRẦN HƯƠNG GIANG
l Anh có làm em buồn không (truyện ngắn) NGUYỄN HƯƠNG
l Bóng đại thụ giữa hồn sông núi (truyện ngắn) – TIẾN THẢO 
l           Người bạn nhỏ (truyện ngắn) – THÙY DUNG
l Hoang vắng trùng khơi (truyện ngắn) – ĐINH HỮU TRƯỜNG
l Đầu của APOLLO (truyện ngắn nước ngoài) VÕ HOÀNG MINH DỊCH (dịch)


THƠ của các tác giả:
NGUYỄN HƯNG HẢI – NGUYỄN TƯỜNG VĂN – BÙI QUANG THANH – MINH THƯỢC – NGUYỄN DUY XUÂN – HOÀNG BÌNH TRỌNG – PHẠM THỊ NGỌC THANH – NINH ĐỨC HẬU – NGUYỄN NGỌC HƯNG – HOÀNG THIÊN NGA – NGUYỄN VIẾT LỢI – TRẦN VẠN GIÃ – TRẦN CỘNG SẢN – VÕ THỊ HỒNG TƠ – HUỆ NGUYÊN – NGÔ THẾ LÂM – KIỀU THÀNH – TRẦN ĐÌNH THÀNH – Y NGUYÊN – QUẢNG TIẾN MINH – NGUYỄN NGỌC PHÚ – LÊ VĨNH TÀI – ĐẶNG BÁ TIẾN

Nghiên cứu giới thiệu – phê bình:

l                       Mâu thuẩn, đối lập...       - PHẠM MINH TRỊ
l                       Hậu hiện đại khởi động...    – INRASARA
l                       Từ báo vào sách                      - NGÔ BẢO
l                       Xã hội Êđê thời cổ đại       – TRƯƠNG BI

NHẠC
Dòng sông còn đó nỗi buồn
                                        Nhạc và lời: LÊ NHẬT THANH
      Những lời già làng
                                        Nhạc và lời Y PHÔN KSƠR
               
 Ảnh Bìa 1: Chuyện một dòng sông III  –  Tranh :   NGUYỄN HUY LỘC
                                                                                                   
            
     
                     v TRANH - ẢNH và minh họa của các tác giả:

  NGỌC HOA – XUÂN CHIẾN – KIM NGA – TRƯƠNG VĂN LINH – DUY THƯƠNG – NAM PHƯƠNG - PHẠM XUÂN QUANG  - PV…
                  
       

Giấy phép xuất bản số 2687 BC-GPXB của Bộ Văn hóa Thông tin  cấp ngày 15 -11 - 2012. In tại Công ty CP In & DVVH Gia Lai – 102 Phạm Văn Đồng – TP. Pleiku – Gia Lai.

Lá thư văn nghệ     

NẾU KHÔNG CÓ NGÀY BA MƯƠI THÁNG TƯ

Là người Việt Nam yêu nước, trong tâm khảm không thể nào không nhớ ngày 30.4.1975 - Ngày Đại Thắng, kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bọn ngụy quyền tay sai, thu cả giang sơn về một mối. Đấy là cột mốc lịch sử chói lọi, tạo cảm hứng mãnh liệt cho sáng tác VHNT. Trong số hàng ngàn tác phẩm viết về Ngày Đại Thắng, bài thơ Nếu không có ngày 30 tháng Tư của nhà thơ Đinh Thị Thu Vân là một trong những tác phẩm có giá trị “để đời”:
“... Nếu không có ngày Ba Mươi Tháng Tư
Em vẫn như thuở nào, sợ tay mình lấm đất
Sẽ không biết tự khuyên mình những lời khuyên nghiêm khắc
Không một lần dám sống hy sinh.

Và giữa dòng người cuộc sống gấp bon chen
Em đâu biết tin một ai, một điều gì tuyệt đối
Em sẽ đến với tình yêu bằng nửa trái tim yếu đuối
Còn nửa kia, đành giữ lại để... nghi ngờ
Em sẽ không hề nghĩ đến mầm cây khi nhìn những giọt mưa
Có thể rồi sẽ quên cả màu của lúa
Quên bài địa lý quê hương, những miền nào đất đen đất đỏ
Sẽ nhọc nhằn khi định nghĩa chữ "dòng kênh"
Sẽ... rất nhiều, anh hiểu phải không anh?
Ngày tháng trước em là con ốc nhỏ
Con ốc đa nghi cuộn mình trong lớp vỏ
Sống vô tình mà ngỡ sống thông minh...” (trích)
Đấy là sự thay đổi lớn lao về nhận thức, hay nói cách khác, là sự lột xác của tác giả và của cả một thế hệ. Đó cũng là tiếng nói tri ân đối với sự nghiệp kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Đến nay, chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, ai đó đã bắt đầu “quên” những ý nghĩa to lớn của Ngày Đại Thắng, cất tiếng nói lạc lõng, phủ nhận cuộc kháng chiến vĩ đại của cha anh, xin hãy đọc lại bài thơ này và suy ngẫm để hiểu thêm lẽ đời, lẽ sống. Với người làm văn nghệ chân chính, khi tháng Tư về đọc lại bài thơ này ai chẳng vẹn nguyên cảm xúc của Ngày Đại Thắng và muốn cùng thốt lên với tác giả: “Tháng Tư ơi, xin đẹp mãi tâm hồn!”.                          

CHƯ YANG SIN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét