Tác giả NGUYỄN THỊ BÍCH THIÊM |
BÀI HỌC NHỎ
Truyện ngắn
Chiếc
xe bus sau khi lượn quanh vòng xuyến, đang phóng ngon trớn trên đoạn đường mới
làm xong thì bỗng phanh ki…ít…kít rồi dừng
lại đột ngột. Mọi người chúi cả về đằng trước. Hoàn hồn lại họ bắt đầu nhao
nhao:
-
Sao? Sao thế?
- Chi
vậy trời?
- Cái
gì thế?
Mọi
việc sáng tỏ ngay khi cánh cửa xe mở ra. Một người đàn ông tay chống nạng đang
loay hoay với cái túi xách thể thao đã cũ bên ven đường. Lệch cả người sang một
bên, anh cố khoác nó lên một bên vai và lịch kịch chống cái nạng, tập tễnh bước
đến trước cửa xe. Anh chàng phụ xe, vội đỡ và đẩy vị khách mới lên. Cánh cửa đóng lại. Đáp lại cái nhìn của mọi người, anh
lau mồ hôi trên trán và khẽ cười:
- May
quá! Chút nữa thì lỡ…
Mấy bà
già mặc đồ lam( chắc là vừa lễ ở chùa ra) nhìn anh vẻ thông cảm:
- Chú
đi đâu mà không có ai đi cùng vậy?
- Dạ!
Con đi thăm bạn ở vùng này. Mấy dì đi lễ về ạ?
Câu
chuyện của mọi người râm ran. Hoàng ngồi im lặng không nói gì. Nó nhìn lơ đãng
ra ngoài cửa kính. Cây cối, nhà cửa …cứ vùn vụt chạy ngược lại. Hình như câu
chuyện bên cạnh không gây cho Hoàng một ấn tượng gì. Đầu óc nó đang mung lung lắm…
Bắt đầu
là buổi sáng đó, nó choàng tỉnh dậy khi đồng hồ báo đã 6 giờ 15 phút. Chết rồi,
muộn mất. Từ nhà đến trường nó phải đạp hết 30 phút, hôm nào mệt quá, phải dắt
bộ qua cái dốc Phú Xuân thì còn lâu hơn nữa. Nó nháo nhào đánh răng, rửa mặt,
thay đồ để đi học. Mẹ đang làm ngoài vườn, quay lại, thấy nó mặc bộ đồ tây liền
nhắc :
- Hôm
nay thứ hai mà…
- Ừ
nhỉ…nó ngần ngừ.
Thứ
hai phải mặc áo dài. Nó liếc đồng hồ. Đã 7giờ kém 25. Mà thôi, giờ mà thay chắc
là không kịp mất. Kệ. Chút nữa mình xin ở lại coi lớp, khỏi ra chào cờ luôn.
Nghĩ vậy, nó rảo bước nhanh ra cổng và lên xe phóng đi. Gần đến cổng trường, chỗ
khúc quẹo bên quán me dầm bà Tám thì bất ngờ một cô bé bên kia đường phóng sang. Luống cuống nó thắng
lại mà không kịp. Hai đứa ngã lăn ra. Lúc đứng lên, nó vội vã nâng đứa kia dậy.
Con bé cao hơn nó một cái đầu, tóc lá được kẹp hai bên bằng mấy chiếc kẹp hoa
liền. Tai nó đeo hai chiếc vòng to cỡ đáy li uống rượu nhỏ… Nó kéo lại áo dài
trắng đã bị lấm bẩn, trừng cặp mắt hơi lồi lên:
- Mi đui
sao mà đâm vô tau vậy?
- Hoàng
nói với giọng biết lỗi:
- Tớ
xin lỗi! Tớ vô ý!
- Xin
xin cái gì? Bẩn hết đồ người ta rồi. Đồ…
Chợt
có tiếng trống báo vào giờ sinh hoạt lớp, nó vội đi sang bên kia đường, vừa đi
vừa lẩm bẩm câu gì đó, và không quên ném lại cho Hoàng một cái nhìn dữ tợn.
Giờ
chào cờ Hoàng nói khó với Lan (cô bé lớp A3 làm Cờ đỏ, được phân công theo dõi
lớp Hoàng) xin ở lại coi lớp. Hoàng đang ngồi xem lại bài tập về nhà mà hôm trước
cô giáo cho, tối qua chưa kịp làm đến thì có tiếng “E hèm!” Ngẩng lên, Hoàng lạnh
người. Thầy giám thị đang đứng trước cửa. Dáng người mảnh mai, tóc cắt ngắn, lúc
nào cũng mặc bộ đồ xanh đen, thầy nổi tiếng khó tính và hay quát nạt. Tụi con
trai bướng có tiếng cũng phải sợ. Nghe đâu thầy đã có biết môn võ gì đó có cái
tên lạ hoắc lạ huơ. Võ gì không biết chứ nếu có lỗi thì thầy đét đít như chơi.
Tụi con trai hay bỏ áo ngoài quần, đi dép lê lệt xệt hay hút thuốc lá ngoài quán
đã mấy lần bị thầy vụt bằng cái roi cà phê, đau thì ít mà…quê với tụi con gái là
nhiều. Sau đó cũng ít vi phạm hơn. Còn tụi con gái hay bị nhắc nhở mặc áo dài và
đi dép có quai thì tụi nó đã bàn nhau mua loại dép có quai cài: bỏ ra thành dép
lê, khi thấy bóng Cờ đỏ hay Giám thị thì…chỉ bằng thao tác nhỏ, đã cài quai lại
thành dép có quai ngay. Hoặc áo dài, tụi nó “thiết kế” ra một mô đen mới: áo dài
mặc với quần tây. Khi ở trong trường, đang giờ học thì là áo dài, khi vừa hết
giờ là gom tà áo lên, đi lại tha hồ thoải mái, chạy đuổi nhau cũng “vô tư đi”.
Có đứa còn buộc vạt áo thành một túm bên sườn trông…hổng giống ai. Hoàng cũng đã
đôi lần như vậy. Nhưng đó là khi có nhiều đứa. Còn bây giờ… chỉ có mình nó chịu
trận. Y như nó nghĩ, thầy Giám thị nghiêm mặt:
- Cô
này! Sao không mặc đồng phục? Định trốn ở trong lớp hả?
- Dạ!
Thưa thầy…Em hôm nay…em…áo em giặt chưa khô ạ?
- Chưa
khô? Hôm qua là chủ nhật mà giặt chưa khô? Lí do đó không thể chấp nhận. Lát nữa
lên phòng Giám thị làm bản kiểm điểm, nghe chưa?
Trưa,
khi nó dắt xe ra khỏi nhà xe của trường thì
nắng đã chói chang lắm rồi. Nó lên xe mà vẫn ấm ức khi nghĩ đến bản kiểm
điểm nộp cho thầy Giám thị khi nãy. Đúng là xui xẻo. Mà sao ông ấy khó tính thế
không biết? Mải nghĩ, nó không nhìn thấy ba đứa đang chắn ngang đường. Đó chính
là con bé khi sáng và hai đứa nữa. Một đứa
áo khoác xanh, một là Duyên, Cờ đỏ lớp B. Đã có lần nó ghi lỗi hôm Hoàng cùng
nhỏ Thu ra căng tin ăn kem rồi vào muộn giờ ngoại khoá. Cả ba đều cột gọn áo dài,
tay áo xắn lên tới khuỷu và vẻ mặt chẳng lấy gì làm thân thiện. Con bé bị ngã
khi sáng lấy tay giữ ghi đông xe Hoàng lại và cao giọng:
- Ê!
Dừng lại!
Hoàng
dừng xe lại, luống cuống làm sao, cái xe đổ kềnh và đè lên chân đứa kia. Nó kêu:
- Ái!
Mi đánh tau à?
- Sao
mi dám …Con bé khi sáng túm lấy cổ áo Hoàng giật mạnh. Hoàng chúi về phía trước,
lắp bắp:
- Tôi,
không cố ý. Tự nhiên xe đổ…
- Tự
nhiên này! Tự nhiên này!
Con bé
áo xanh giơ tay tát vào mặt Hoàng. Cái tát bỏng rát trên má. Hoàng nhìn sang
Duyên. Nó vờ quay mặt đi.
- Sao
mấy người ỷ đông đánh tôi? Khi sáng tôi đã xin lỗi rồi mà!
- Xin
lỗi à? Thế còn cái vụ đi ăn chè cùng Tiến thì sao?
- Tiến?
Tiến nào? Mà có liên quan gì với tôi?
Hoàng
vừa cố gỡ tay của đối thủ, vừa hỏi với giọng đã bắt đầu meo méo:
- Còn
giả vờ à? Tiến lớp A3, nhớ chưa? Tiến là bồ của tao, sao mi dám ngang nhiên rủ đi
ăn chè? Rồi lại còn dám tuyên bố là: “Đây là bạn thân nhất của Hoàng”. Hôm 7/3,
tại quán chè bà Tin đó.
A, Hoàng
nhớ rồi. Hôm đó sinh nhật Lan, Hoàng rủ thêm mấy bạn, trong đó có Tiến, cậu bạn
cạnh nhà nhưng học khác lớp. Ăn chè rồi hát hò. Vui quá nên Hoàng cũng có nói
như vậy thật, khi đó có mấy đứa lớp khác cũng ngồi cạnh. Chắc có đứa nào hớt lẻo
lại. Đúng là lắm chuyện. Hoàng thấy nóng hai bên tai. Bỏ mặc cái xe chềnh ềnh dưới
đất, nó cũng chống tay bên cạnh sườn, cao giọng:
- Tôi
nói vậy thì sao? Bộ Tiến là bồ bà thì tôi không được rủ đi ăn chè được à?
- Ăn chè? Mắc mớ chi mi tuyên bố làm tụi nó chọc tau rồi
Tiến giận tau?
- Hơ!
Hay nhỉ? Đó là chuyện của Tiến và bà, tôi làm sao biết được. Vô duyên!
- A!
Dám nói tao vô duyên à? Vô duyên này! Vô duyên này!
Cả ba
đứa xúm lại quanh Hoàng. Đứa kéo tóc. Đứa nắm cổ áo. Cứ mỗi lần “Vô duyên này”
chúng lại ra một cái tát. Hoàng tối tăm cả mặt mũi. Nút áo bị đứt văng ra. Nó cố
lấy tay khép vạt áo lại. Và trong cơn chống trả, tay Hoàng cũng quờ quạng. Túm được
tóc đứa nào đó, Hoàng giật một cái thật
mạnh khiến nó kêu thét lên.
- Thôi
ngay đi không!
Tiếng
ai đó quen quen. Tụi kia buông Hoàng ra. Cả bốn đứa tóc tai rũ rượi, quần áo xộc
xệch. Mấy đôi dép văng trên mặt đường. Nhận ra bác tổ trưởng dân phòng vẫn hay
vào gặp thầy hiệu trưởng trong các vụ đánh nhau, cả tụi nem nép cúi đầu.
- Mấy
đứa bay hay hè? Răng mà đập chắc rứa?
Mấy
người đi đường , nhìn qua, lắc đầu:
- Con
gái mà đánh nhau…! Đúng là…nữ quái!
- Thật
hết biết! Con cái nhà ai thế không biết?
- Sao
mà bây giờ tụi nó hư thế không biết?
Thế là
mãi hơn một giờ sau cả mấy đứa mới được về sau khi được nghe phân tích, giảng
giải và nộp bản kiểm điểm cho bác tổ trưởng. Đến khi dắt xe thì Hoàng mới phát
hiện ra xe bị cong vành, đứt thắng. Vậy là đành gửi xe lại quán bà Tin luôn tiện
mượn kim chỉ khâu đỡ lại mấy cái nút áo bị đứt
xong rồi nó ra xe bus để về nhà…
- Ghé
trạm bác ơi!
Tiếng
anh bán vé làm Hoàng bừng tỉnh. Vội vàng nó tiến ra phía cửa. Người đàn ông khi
nãy cũng xuống. Thấy chú ấy khó nhọc với chiếc túi du lịch to kia, nó xách giúp
xuống và tính đi luôn nếu chú không gọi lại:
- Này
cháu! Cho chú hỏi thăm: đội 3 có ở gần đây không cháu?
- Dạ!
Còn một đoạn chú ạ. Hoàng trả lời quấy quá. Vết tát trên má và quần áo lấm bẩn
khiến nó chỉ muốn đi thật nhanh ngay về nhà.
- Cháu
có biết nhà chú Minh không?
- Chú
Minh? Có ba chú Minh liền cơ. Chú hỏi Minh nào ạ?
Hoàng
ngẩng mặt lên. Người đàn ông sửng sốt:
- Cháu
bị sao thế kia?
Hoàng
vội cúi mặt, lí nhí:
- Cháu…cháu bị té xe ạ!
- Vậy
à? Đi đứng phải cẩn thận chứ? Con gái mà bị sẹo mặt là xấu lắm đó nha!
- Dạ!
Mà chú hỏi chú Minh nào ạ?
- A,
chú Minh có vợ là Thân ấy. Tụi chú là bạn chiến đấu ngày xưa…
- Ôi,
ba con đấy!Chú ngày xưa cùng đi bộ đội với ba con ạ?
- Vậy
a? Chú cũng nói như reo lên. Chú là Thịnh, chú cùng nhập ngũ, rồi ra quân một
ngày với ba con đấy.
Ba Hoàng
đã đứng đón hai chú cháu ở ngoài cổng. Khuôn mặt cau có của ông giãn ra, nhường
chỗ cho sự ngỡ ngàng khi thấy người đi cùng con gái mình. Ông bước lên phía trước.
Thịnh cũng bước tới bằng những bước khó nhọc, anh kêu lên:
- Thủ
trưởng Minh!
- Cậu
là…? Thịnh! Trời ơi! Thịnh thật rồi!
Hai
người đàn ông ôm choàng lấy nhau, cười ha hả rồi lại siết vai nhau. Hoàng líu ríu
xách túi theo hai người vào nhà.
Sau bữa
cơm tối, cả nhà ngồi trên chiếc Kpan ngoài hiên nhà. Rửa chén bát xong, Hoàng đang
tính lui vào trong phòng học thì nghe tiếng ba:
- Bà
gọi con ra đây cho tôi !
- Thôi
đi ông! Hay là để mai đi. Hôm nay có chú Thịnh…
- Bà
này hay nhỉ? Chú Thịnh đây là người nhà… Có chuyện gì mà phải giấu!
- Dạ!
Con đây ạ!
Hoàng
đã bước ra, trước cái nhìn băn khoăn của chú Thịnh và thương xót, lo âu của mẹ.
- Có
chuyện chi vậy, anh chị? Chú Thịnh lên tiếng khi thấy ông Minh trầm ngâm uống nước
mà chưa nói gì. Mãi sau, ông mới trầm giọng hỏi:
- Hoàng!
Hôm nay con đã phạm lỗi gì, con biết không?
- Dạ!
Con…Hôm nay con…
- Con
không dám nói hử! Khi nãy bác Hải dân phòng đã gọi điện về nói cho ba mẹ biết rồi.
Ông quay sang Thịnh: Chú thấy đấy! Con gái lớn bằng ấy rồi, đi học thì không chịu
mặc đồng phục theo quy định của nhà trường, lại còn đánh nhau…
- Đánh
nhau? Cháu đánh nhau thật hả? Chú Thịnh bật hỏi. Hèn chi chú thấy…Sao lại đánh
nhau hả cháu?
- Dạ!
Tại hồi sáng con lỡ xô vào tụi nó, con đã xin lỗi rồi nhưng tụi nó vẫn đánh
con…
- Thật
chỉ như vậy thôi sao? Còn có chuyện gì khác không? Hồi này tụi nhỏ hay gây gổ đánh
nhau, chú ạ. Không hiểu bây giờ tụi nó nghĩ sao nữa. Chỉ có việc học mà cũng không
chịu chăm lo cho bố mẹ nhờ. Ngày xưa, chú có nhớ tụi mình mỗi bữa ăn có một lưng
cơm, một hạt cơm cõng củ mì với bắp mà chả bao giờ có chuyện đánh nhau không?
- Thế
con đánh nhau với những đứa nào? Mẹ hỏi, có phải có con nhà ông Tám không?
- Dạ!
Hình như vậy. Mấy đứa đó ở lớp khác ạ.
- Mẹ
nghe nói có mấy đứa tự xưng là “chị cả, chị hai” gì đó. Đứa nào làm gì không ưng
là đánh…Không biết có phải con bé đó không? Thật đến khổ! Như ngày xưa tuổi đó
là có chồng, có con rồi ấy chứ!
- Chị
ơi! Thời xưa khác, bây giờ khác rồi chị ạ. Thế các cháu đánh nhau vậy, nhà trường
có biết không?
- Dạ,
không ạ. Vì tụi nó chặn con ngoài đường chú ạ!
- Ngoài đường thì nhà trường cũng biết vì thường xuyên liên
hệ thông tin với Ban tự quản của buôn rất chặt chẽ. Ba làm Hội Phụ huynh, ba biết
chứ!
- Vậy
giờ thì tính sao? Mẹ hỏi, giọng chùng xuống, lo lắng.
- Sao
với giăng cái gì? Đã đánh nhau là hạnh kiểm yếu, cuối năm ở lại lớp.
- Nặng
vậy ạ, anh?
- Chứ
sao. Chỗ chú sao thì tôi không biết, ở đây, nếu không cố gắng tu sửa cho tốt thì
chỉ có ở lại lớp. Con nhìn chú Thịnh đây này: đang học dở cấp 3, xung phong đi
bộ đội, ra quân, về đi học bổ túc rồi học đại học tiếp trong khi vết thương còn
chưa hết đau nhức mỗi khi trở trời. Bây giờ thành kĩ sư rồi đấy.
- Dạ!
Cũng may em có anh và mọi người cứu giúp, sau này thì nhà em và hai cháu động
viên. Chứ cả như cái lúc đạp vào mìn, thấy nhoằng ánh lửa, đau nhói khắp người,
em đã nghĩ: “Mình chết rồi”. Và cũng chỉ kịp kêu “Mẹ ơi!”…Cũng may anh ạ! Cháu
thấy không? Thế hệ các cháu bây giờ là sướng nhất rồi đấy, nên phải lo mà học hành
cho thành người. Đừng để cái sỹ diện cá nhân, và sự ích kỉ, vô cảm nó lấn át cháu
ạ. Thịnh quay sang nói với Hoàng như nói với một người bạn
Mà này,
tên cháu như con trai, nhưng phải luôn nhớ mình là con gái đó nha. Phải dịu dàng,
nữ tính mới là con gái chứ?
- Con
xin lỗi ba mẹ! Con xin lỗi chú! Từ giờ con sẽ không đi muộn và đánh nhau nữa…Hoàng
nghẹn ngào.
- Thôi,
cháu đã biết vậy rồi, anh chị cũng đừng giận nữa. Cháu hãy cố gắng đừng mắc lỗi
nữa nhé.Cố gắng học cho tốt chứ? Con nhà lính mà. Phải đâu chuyện thường, đúng
không anh chị?
Tối đó,
khi nằm ngủ rồi, Hoàng vẫn nghe tiếng ba và chú Thịnh đang rì rầm ôn lại quãng đời
quân ngũ xưa. “Có một tình bạn như vậy thật thích! Mình nhất định sẽ cố gắng để
cho ba mẹ khỏi buồn… Mình ứ thèm đánh nhau nữa để tụi nó khỏi chọc mình là “anh
Hoàng”.
Và Hoàng
thấy mình cùng Duyên mặc áo dài trắng đang đạp xe đến trường. Tà áo dài bay bay
và tiếng cười của hai đứa giòn tan trong
trong nắng sớm tinh khôi.
Đằng
sau, Tiến cũng đang chở bạn lượn vòng vòng trên khoảng sân trường rợp những bóng
phượng vĩ xanh ngắt.
Giấc
ngủ êm đềm của tuổi 15 đến với cô rất nhanh.
Đêm vẫn
dịu dàng buông từng sợi tóc màu mun cùng làn gió trời mát lành khắp cả không
gian.
Núi Hoa 2/ 2013
Cảm ơn Bích Thiêm đã cho MC đọc một truyện ngắn hay và xúc động
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã ghé thăm blogger của tạp chí Văn nghệ Vhư Yang Sin.Nhận xét của bạn tòa soạn sẽ chuyển tới tác giả.
Xóa