Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

SỐ: 249 - THÁNG 5 NĂM 2013

Trong số này



v VĂN:



l  Vũ điệu mưa (truyện ngắn) – PHẠM THỊ NGỌC THANH l  Thế nào là mùa hè (truyện ngắn) – HỒNG CHIẾN l Độc chiêu tiếp thị (truyện ngắn) VŨ HƯƠNG NAM l Ông và cháu (truyện ngắn) – HOÀNG BÌNH TRỌNG  l  Gửi về tháp cổ (truyện ngắn) – HUỲNH THẠCH THẢO

  

v THƠ của các tác giả:
  
NGUYỄN HƯNG HẢI – LÊ THỊ MINH NGHIỆM – NGUYỄN DUY XUÂN – LÊ ANH PHONG – LÒ NGÂN SỦN – ĐẶNG BÁ TIẾN – ĐÕ TOÀN DIỆN – HUỆ NGUYÊN – LÊ QUÝ PHÓNG – TRẦN ĐÌNH THÀNH – PHẠM THỊ NGỌC THANH – HOÀNG THANH HƯƠNG – TRẦN THÙY LINH – NGÔ THẾ LÂM – DUY HOAN – HOÀNG ANH TUẤN – QUẢNG TIẾN MINH – VẠN LỘC – VƯƠNG VĂN BẠNG – NINH ĐỨC HẬU – PHẠM MIINH TRỊ - NGUYỄN TẤN THÁI – TRẦN VĂN HỘI - MAYA ANGELOU (LÊ VĨNH TÀI dịch)


v Nghiên cứu giới thiệu – phê bình:

l                         Bác Hồ nói và viết                        -  HOÀNG BÍCH HÀ
l                         Chiến thắng Bạch Đằng...     –  NGUYỄN VĂN THANH
l                         Đọc thơ Bác để học tập…        - PHẠM MINH TRỊ
l                         Khúc tráng ca của núi rừng      – HỮU CHỈNH
l                         Văn học tự ý thức                        - INRASARA
l                         Nhọc nhằn sáng tạo văn chương – NGUYỄN NGUYÊN ÁNH VINH
l                         Mỹ thuật Đắk Lắk  -   CHMT
l                         Lễ cúng thần Gió… - ĐÔNG THÀNH




v NHẠC




  Bìa 1:   Vui ngày hội  –  Ảnh :   ĐẶNG BÁ TIẾN
                                                                                                     
            
     
                     v TRANH - ẢNH và minh họa của các tác giả:

  AN QUỐC BÌNH – HỒNG CHIẾN – NGÔ TIẾN SỸ - VƯƠNG QUỐC KIM – NGUYỄN LIÊN –  XUÂN CHIẾN  - PV…

YÊU BÁC LÒNG TA TRONG SÁNG HƠN!


Tháng Năm về ta lại nhớ ngày sinh của Bác - vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới… Suốt cuộc đời, Bác “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”; và  Bác đã dành tất cả tình yêu thương cho đồng bào, đồng chí, cho già, trẻ, gái, trai, từ miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc đến Nam... Chính vì vậy, trong niềm tiếc thương vô hạn, cảm xúc dâng trào khi đưa tiễn Bác về cõi vĩnh hằng, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
(Bác ơi)
Cuộc đời Bác là tấm gương vĩ đại để chúng ta cùng soi chung. Nhớ Bác, quý trọng Bác là để chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, biết nhìn lại mình để tu dưỡng rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ, sống có ích hơn cho đất nước, nhân dân, như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”.
Trong tình hình hiện nay “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” (Nghị quyết 12-NQ/TƯ khóa XI), thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác (một cách thực sự) càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Không nêu cao được ý thức phê và tự phê, không thanh lọc được chính mình qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để bản thân mỗi người, nhất là các cán bộ, đảng viên có chức, có quyền “trong sáng hơn” thì niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ sẽ càng phai mờ. Đấy là mối nguy lớn đối với chế độ tươi đẹp và Đảng quang vinh của chúng ta. 
                                                                                                                                                                                  
        CHƯ YANG SIN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét