NGHỆ THUẬT TẠC
TƯỢNG GỖ
DÂN GIAN XÊ ĐĂNG
Hiện nay nghệ nhân tạc tượng gỗ dân
gian Xê Đăng ở buôn Kon H’ring xã Êa H’đing, Cư M’gar có 5 người, các nghệ nhân
này có thể tạc tượng 3 nhóm: Tâm linh, sinh hoạt cộng đồng và triết lý sinh tồn.
Các nghệ nhân đã có những nét háo hức, hồn nhiên đến mộc mạc để thổi hồn cho những
khối gỗ vô tri, vô giác… Trong thời gian qua các nghệ nhân ở đây đã sáng tác liên
tục nhiều bức tượng các thể loại; có 20 bức tượng đã được trưng bày tại Bảo tàng
tỉnh Đắk Lắk. Đó Là những tượng gỗ mộc mạc nhưng vẫn toát lên những nét cá tính
mạnh mẽ của người Tây Nguyên. Đặc biệt là bức tượng “Mẹ cõng con” phản ánh
tình cảm yêu thương con của một người mẹ đảm đang nhân hậu; bức tượng “Hạnh
phúc” là cặp vợ chồng có nhiều khiếm khuyết về hình thể nhưng họ kết hợp lại
với nhau, chăm chỉ làm ăn, sống hạnh phúc và đó mới chính là giá trị đích thực
của cuộc sống. Ngoài ra các nghệ nhân còn chế tác được nhiều tượng gỗ khác hình
muông thú, như con khỉ, con vẹt, trăn, chó, mèo… các đồ sử dụng trong gia đình
như cối, chày giã gạo, đan nia, gùi, làm nỏ săn bắt. Trong thời gian qua, các
nghệ nhân vẫn tiếp tục theo nghề tạc tượng trong lúc nhàn rỗi và cũng đã truyền
dạy được trên 10 người tham gia học… Các nghệ nhân trên đã được Bảo tàng Đà Lạt
mời đi trình diễn tạc tượng năm 2011.
Các nghệ nhân rất thành thục các khâu
kỹ thuật bửa, đẽo, đục lỗ, khoan, mài, phay, tiện đá với kỹ năng pha màu sặc sỡ
với nét văn hoá đặc trưng. Những nghệ nhân ở đây đã có tài năng chế tác gỗ hết
sức độc đáo đã được truyền lại từ đời này sang đời khác, nhất là công cụ lao động,
dụng cụ săn bắt với những kỹ thuật truyền thống.
Về kỹ thuật đẽo tượng. Theo chu trình
vào tháng 3 trong năm, thì từ tháng một đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng, chế tác cây
nêu tổ chức lễ hội, hoặc làm tượng nhà mồ… Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, bề thế
trước đây, cột tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt như hương, cà chít.
do yêu cầu của tượng khi dựng tại khu trưng bày ngoài trời phải bảo đảm tính bền
vững, khác với cây nêu nếu tổ chức xong lễ hội là bỏ, khi nào tổ chức lễ hội khác
thì làm cây nêu mới, vì vậy cột tượng làm ở nhà mồ đòi hỏi phải được đẽo bằng gỗ
tốt, tất nhiên gỗ đẽo tượng này được khai thác trong tự nhiên. Trên thực tế
trong những năm gần đây hầu hết những ngôi nhà mồ đồng bào sử dụng các loại gỗ
tạp để đẽo tượng, phổ biến là gỗ cây gạo (plaeng), vì loại gỗ này mọc
nhiều, dễ tìm ở xung quanh buôn làng. Theo kinh nghiệm địa phương những cây cà
chít có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này
phân cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứng được
những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dài hơn 2 sải
tay (1 sải xấp xỉ 160 cm), đường kính lõi khoảng 30 cm. Các nghệ nhân dùng rìu đốn
cây, khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừng
về buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơ thấy
nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ, trong khi
đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay, người ta
cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra.
Gỗ đẽo tượng được kéo về dựng tại nghĩa
địa của làng, bên cạnh ngôi nhà mồ khi sắp chôn người chết. Trước khi đẽo tượng
mồ, họ cúng thần nhà rông, thần rừng, thần bến nước xin phép đẽo tượng mồ cho
người chết ở trong buôn làng, lễ cúng thường được mổ lợn làm vật hiến sinh. Dụng
cụ đẽo tượng hữu hiệu và thông dụng nhất là chiếc rìu (jong), dụng cụ có
một đầu lưỡi sắc, một đầu lưỡi tù, cán được tra bằng một thanh gỗ dài. Một loại
dụng cụ nữa là cây xà-gạc (loại dao đa năng thông dụng) dùng để sửa lại
các chi tiết trên mặt tượng. Tượng nhà mồ được thể hiện bằng những mảng khối trên
một thân gỗ cố định, tả thực biểu tượng, gọt đẽo các chi tiết (mắt, mũi,
miệng, chân, tay), tượng rất đa dạng và có tính mộc mạc
nguyên sơ. Trong một làng của người Gia-rai chỉ có một vài người già biết đẽo tượng
đẹp và biết làm cho tượng phong phú về mặt loại hình. Theo phong tục thì những
người đàn ông thường đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình, nhưng nhiều trường
hợp vì không tin vào khả năng đẽo tượng của bản thân nên họ thường nhờ những người
già trong làng có kinh nghiệm và kỹ thuật đẽo giúp.
Các nghệ nhân không có số đo chuẩn
cho mỗi bức tượng định đẽo, người ta lấy đơn vị đo là sải (plăe) để làm ước
lượng. Một bức tượng thường được tính bằng 1 sải rưỡi, 1/2 sải được chôn ở dưới
đất là cột chính của hàng rào, 1 sải là phần cột chính nhô lên khỏi mặt đất, phần
còn lại trên cùng là thân tượng như thoát ra khỏi cột gỗ đó. Trong khi đẽo tượng
người già có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng
cho người ít kinh nghiệm. Các nghệ nhân không hề giữ bí quyết nào trong cách
truyền nghề tạc tượng, những bức tượng đẹp phụ thuộc chính vào "hoa
tay" và óc thẩm mỹ của người học nghề và người tiếp thu kinh nghiệm. Việc đẽo
tượng cũng có nguyên tắc nhất định, một bức tượng khi hình thành, ngoài việc phản
ánh tài năng điêu khắc, còn truyền tải những thông tin mang tính chất xã hội của
cộng đồng.
Quá trình đẽo tượng, đặc biệt là bức
tượng người ôm mặt, loại tượng được coi là lớp tượng cổ nhất, có thể mô tả như
sau: Đầu tiên, người thợ dùng rìu, đẽo lấy phần ngực của bức tượng, phần bị đẽo
lõm vào của khúc gỗ chính là ngực của bức tượng, sau đó người thợ dùng rìu tạc
lấy hai tay của bức tượng người ôm mặt, bằng những nhát bổ trên thân gỗ, hai mảng
nổi tiếp giáp nhau là chỗ khuỷu tay và đầu gối sẽ tạo thành một hình thể của người
ôm mặt. Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt
tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét với
vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng. Trước
khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi
tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh
mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây xà gạc nhỏ. Với các bức tượng có hình dáng
khác như tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được
thực hiện theo nguyên tắc trên. Những bức tượng mồ được đẽo dựng tại hàng rào
ngôi nhà mồ về kỹ thuật đẽo vẫn giữ nguyên các yếu tố truyền thống.
Về tính nghệ thuật thể hiện trong tạc
tượng: Khi quan sát những bức tượng qua bàn tay của người nghệ nhân, đều
xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng, bằng thủ
pháp dùng mảng khối, các nghệ nhân chỉ phác họa một vài chi tiết trên cơ thể mà
làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn. Tượng nhà mồ có khác biệt,
tượng ra đời từ thiên nhiên, được đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hòa vào
thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng.
Tượng nhà mồ với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa,
người xem không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, đó là những
sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống, từ
người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam người đánh trống… nghệ nhân đem
lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ,
đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt.
Một điểm quan trọng được sử dụng
trong nghệ thuật tạc tượng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình
học và các đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân
theo những nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống của đồng bào không
dừng lại ở việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân
thực của một khuôn mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, chỉ
gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp
ghép, không thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, các nghệ nhân đã tạo ra được bức
tượng bằng vài nhát rìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục,
đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt
tượng được vuốt cho nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các
chi tiết như mắt, miệng, mũi, tai chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng.
Hầu hết các chi tiết nổi của con người như bụng, má, cằm, ngực, vai... không được
đẽo nổi trội lên, mà các phần đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho
biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức
tượng thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng,
về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các
đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế
giới.
Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng,
các nghệ nhân còn sử dụng đến màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản
tham gia vào nghệ thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo
hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên của người Xê Đăng có đầy đủ các sắc màu:
vàng, trắng, đen, xanh… Các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi
tường sống của họ. Các nghệ nhân sử dụng màu sắc một cách linh hoạt. Từ màu sắc
y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, đồng bào Xê Đăng
thiên về dùng màu đen và trắng pha đỏ, màu đen vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu
đỏ đen được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà Rông, tô điểm cho các hoa văn được đục
thủng trên nóc mái... Màu đỏ được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được
nghệ nhân tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi
hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, nếu màu đen thì
dùng than lửa với thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà Rông
ở buôn làng, trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của trâu, bò
- các con vật hiến sinh để bôi lên cột tượng. Màu đen cũng được sử dụng để
trang trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước
thành thứ nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ thường được trang điểm
trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ phận
như tóc, mắt, miệng tượng.
Nghệ thuật tạc tượng mồ còn bắt nguồn
từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng. Loại trừ tượng ôm mặt ở tư thế tĩnh
còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người. Các
nghệ nhân khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức tượng trở nên sinh động như có
hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm
giác như mình đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc
của con người diễn ra trong lễ hội. Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân
thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm cách tự nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét