Tạp chí Văn Nghệ CHƯ YANG SIN
Xuất bản hàng tháng
Số: 250
Tháng 6/2013
Tòa soạn:
172 Điện Biên Phủ - TP.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
ĐT : 0500.3840 276
Email: cuyangsindaklak@gmail.com
Quyền Tổng biên tập:
LÊ KHÔI NGUYÊN
Phó Tổng biên tập thường trực:
HỒNG
CHIẾN
Phó Tổng biên tập:
ĐẶNG
BÁ TIẾN
Ban biên tập:
NGUYỄN VĂN THIỆN
PHẠM HUỲNH
AN QUỐC BÌNH
HUỲNH NGỌC LA SƠN
Trình bày:
Y KUAN NY NIÊ
AN QUỐC BÌNH
Thiết kế mỹ thuật:
AN QUỐC BÌNH
Sửa bản in:
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
Trong số này
VĂN:
l Người nông dân kiểu mẫu (ghi chép) – TRẦN CHI
l
Màu cuộc sống
(tản văn) – H’XÍU HMOK
l
Thành phố mưa
bay (truyện ngắn) MỘC ANH
l Đàn bà (truyện
ngắn) – HUỲNH THẠCH THẢO
l
Thức dậy một
tiềm năng (ghi chép) – HỒNG CHIẾN
l Chuyện những người “cõng chữ” vào rừng Cư
San (ký) VÂN TRANG
l Có một M’đrăk khác… (ghi chép) TRẦN CHI
l Màu xanh Cư Króa (ghi chép) ĐẶNG BÁ TIẾN
l Sự tích Dray Knao (truyện ngắn) H’SIÊU BYA
l Jatin và đôi giày xăng đan (Truyện ngắn nước ngoài) VÕ HOÀNG MINH (dịch)
THƠ của các tác giả:
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG – LƯU TIẾN LỄ - HOÀNG THẾ - TRẦN CỘNG
SẢN – NGUYỄN LOAN – NGUYỄN NGỌC CHIẾN – NGUYỄN HƯNG HẢI – NINH ĐỨC HẬU – VƯƠNG
VĂN BẠNG – TRẦN CHI – NGUYỄN VIẾT CHỮ - VĂN LUÂN – HUỆ NGUYÊN – HOÀNG THANH
HƯƠNG – NGUYỄN NGỌC TIẾN – HOÀNG ANH TUẤN – TRẦN PHỐ - LÊ VĨNH TÀI – TRẦN VĂN
TƯƠNG – LÊ THỊ MINH NGHIỆM – ĐẶNG BÁ TIẾN – ĐÀM LAN
Nghiên cứu – giới thiệu – phê
bình:
l
Bài học của bác Hồ dành… - NGUYỄN
THỊ ÁNH HUYỀN
l
Trẻ mục đồng với bức... –
PHẠM TUẤN VŨ
l
Gia phả của người M’nông… - TRƯƠNG BI
l
Nghệ sĩ Trương Ân… – THU HƯƠNG
l
Sự tích Krông Bông và… - Y CHINH
NHẠC
M'Drak yêu thương - LÊ NHẬT THANH
Khoảng khắc Đray Knao - DƯƠNG TẤN BÌNH
Hát trên cánh đồng mía M'Drak - NGUYỄN HƯNG
Ảnh Bìa
1: Theo bóng –
Ảnh : BẢO HƯNG
v TRANH - ẢNH và minh
họa của các tác giả:
PHẠM HUỲNH - AN QUỐC BÌNH – HỒNG CHIẾN – NGUYỄN
HUY LỘC – NGUYỄN LIÊN – XUÂN CHIẾN - PHAN
VŨ - PV…
Giấy phép xuất bản số 2687 BC-GPXB của Bộ Văn hóa Thông
tin cấp ngày 15 -11 - 2012. In tại Công
ty CP In & DVVH Gia Lai – 102 Phạm Văn Đồng – TP. Pleiku – Gia Lai.
TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI CẦM BÚT HÔM NAY
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, chỉ tính từ
năm 1919 đến 1969 (50 năm), Bác đã viết 1524 bài báo. Riêng trên báo Nhân Dân,
từ năm 1951 – 1969 Bác đã viết 1205 bài với nhiều bút danh khác nhau. Các tác
phẩm báo chí, văn chương của Bác bao giờ cũng được người đọc đón nhận với tất cả
niềm say mê, niềm tin và thấm sâu vào gan ruột. Bởi nội dung trong các tác phẩm
ấy bao giờ cũng thiết thực, gần gũi với đời sống của nhân dân, lối viết giản dị,
trong sáng, nhiều hình ảnh ví von dân dã, ngắn, dễ nhớ, dễ thuộc… Có được điều đó,
ngoài vốn hiểu biết cao, rộng, sâu sắc, bản lĩnh sống và viết vững vàng, Bác còn
xác định được cho mình một tâm niệm đúng mà ngày nay đã trở thành nguyên lý của
bất cứ người cầm bút nào, là: “Viết cho
ai, viết để làm gì?”. Cũng chính vì vậy, Bác không chỉ là nhà cách mạng, là người
đặt nền móng cho báo chí, văn nghệ cách mạng Việt Nam ra đời, phát triển, mà còn
là nhà báo, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Học tập Người - Cầm - Bút - Hồ Chí Minh vĩ đại, các nhà báo,
nhà văn hôm nay ngoài việc phải hướng ngòi bút của mình vào những sự kiện quan
trọng của đất nước để góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, còn phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong việc
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa
11) để bảo vệ những người dân bị mất đất vô cớ, bảo vệ những người lao động nghèo
đang phải làm việc quần quật cho các đại gia, nhưng chỉ nhận được đồng lương chết
đói, dám lên án những tên “địa chủ mới” tàn ác: Thả chó bẹc giê ra cắn nát thịt
những cụ già, em bé nghèo đi mót cà phê…
Người cầm bút anh đang ở đâu trong cuộc chiến thầm lặng
hôm nay nhưng đầy cam go thử thách? anh đang làm gì để góp phần xóa bỏ những
ngang trái, bất công trong xã hội để thực hiện điều mơ ước “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”? Đấy là những câu hỏi đồng thời là trách
nhiệm, phải được xuất hiện thường trực trong trái tim, trí não của những người
cầm bút hôm nay.
CHƯ
YANG SIN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét