VAY - TRẢ
Truyện ngắn
“Em yêu anh!” -
Con nhỏ nói như hét trong nước mắt ngay sau lưng, tôi vẫn cúi đầu bước đi, cố
đi nhanh hơn nhưng không để cho con nhỏ biết mình đang trốn chạy, chỉ để làm
giảm sự tổn thương trong lòng nó, chỉ để mình giảm bớt đi tội lỗi, đớn hèn.
Con nhỏ mười bảy tuổi,
chưa đủ tuổi để tôi kéo hai dây của cái áo ngủ nó trễ xuống, chưa đủ cho tôi
vày vò lên cơ thể nó như tôi đã từng làm với rất nhiều người mà đều làm họ tin
rằng tôi làm với tình yêu chân thật nhất. Tôi cũng đã làm cho con nhỏ tin rằng
tôi yêu nó, nhưng với một thằng đàn ông ba mươi tuổi, điều đó có khó gì.
*
Tôi đốt tới điếu thuốc
thứ 20, sau lưng là tiếng khóc ri rỉ của Lam, tới khi không chịu nổi, tôi hét
toáng lên:“Em làm ơn đừng có khóc như đưa đám vậy được không? Em phải thấy
những gì chúng ta có chứ, giờ làm sao mà nuôi con”. Ngay sau câu nói ấy thì
Lam, người yêu tôi quệt nước mắt, ráo hoảnh, đứng dậy, đi ra khỏi nhà lúc trời
chưa kịp sáng. Tôi mệt mỏi tựa lưng vào tường, nói với theo, “Giờ này chợ
chưa họp đâu, chờ tí rồi anh đưa đi!”. Trả lời tôi là tiếng đóng sập cửa
một cách giận dữ.
*
Tám giờ sáng, điện thoại
báo có tin nhắn, “Em đang đợi anh, anh đến ngay nhé!”. Tôi ngó ra cổng,
Lam vẫn chưa chịu về. Có lẽ cô ấy đã giận dỗi và bỏ đi đâu đó. Tôi ngó tới ngó
lui một tí rồi khóa cửa lại đi ra ngoài. Tôi không biết mình nên đến nơi con
nhỏ đã nhắn tin hay không? Cặp đùi non mơn mởn, đôi môi của tuổi dậy thì thơm
mọng… Tất cả đều không giống như Lam, cô người yêu “lâu năm” của tôi, nhưng tất
cả những điều ấy bây giờ có ý nghĩa gì? Tôi đã muốn dừng lại, muốn mình không
phản bội tình yêu của Lam thêm ngày nào nữa, muốn sống cho ra một thằng đàn ông
đàng hoàng như đúng tiêu chuẩn mà mọi người thường cho. Nhưng ngay khi tôi chịu
dừng lại, thì Lam phải cho tôi thời gian chuẩn bị, không lẽ tôi vừa rời bỏ thứ
này lại đổ ập vào thứ khác, mà cái “khác” ấy chính là cái gia đình với bao
nhiêu tanh hôi tã lót, bao nhiêu tiếng khóc của trẻ con, bao nhiêu điều thiếu
lãng mạn quanh mình, sao tôi đủ sẵn sàng để kết nối với Lam thành một gia đình?
Vừa
suy nghĩ vừa chạy xe, bánh xe tôi đã dừng lại ngay trước cửa phòng trọ của con
bé mười bảy tuổi. Hình như chỉ cần có vậy, nó ào vào tôi như con hổ vồ lấy mồi
ngon, vừa ôm siết lấy tôi vừa khóc nấc, “Em tưởng anh không bao giờ đến
nữa!”. Khó khăn lắm tôi mới gỡ tay nó lỏng dần ra, để ôm vào hai cái má bầu
bầu, để nói bằng những câu giả dối rằng, “Anh yêu em, anh có thể làm tất cả
vì em…”. Con nhỏ lại khóc…
Lần này, tôi không thể
cưỡng lại những gì sau hai dây áo ngủ, chúng rơi xuống nhẹ nhàng, khiến tôi
không còn nghĩ đến những gì mình cần làm như đã nghĩ trước khi đến đây. Tôi vục
đầu vào những đam mê xác thịt, con nhỏ ngoan ngoãn trong sự dâng hiến. Nửa
chừng, tôi mò vào ví lấy ra cái bao cao su, con bé giật nhanh từ tay tôi rồi
thở “Anh không cần phải dùng thứ này!”, “Nhưng nó bảo vệ cho em!”,
con nhỏ lắc đầu, “Em đã học cách bảo vệ cho mình rồi, anh đừng lo”.
Lam cũng đã từng nói với
tôi như thế, nhưng lần này thì Lam đã làm sai khi để mình cấn thai, giọt máu
của tôi trong cơ thể Lam đang lớn dần. Tôi định giật lại cái “áo mưa” từ
tay con bé, nhưng nghĩ sao rồi lại thôi, lại vục mặt vào những nơi khiến con bé
quằn người lên với những tiếng thở dồn.
*
Tôi
đã gặp con nhỏ trong một đêm say xỉn, nó ngồi khóc hu hu dưới chân cầu, còn
tôi, khi phải dừng xe, lủi vào đó ôm cột đèn để cho ra hết những thứ vừa nốc
vào trong suốt buổi chiều, khi đã thấy tỉnh táo hơn, thì có người đưa cho cái
khăn giấy, kiểu khăn giấy con gái hay dùng. Ngẩng nhìn lên, thấy mắt con nhỏ
ướt đầm, tôi rút thêm miếng khăn nữa trong gói con nhỏ còn cầm trên tay, lau
nước mắt cho nó. Không nói không rằng, nó leo lên xe, tôi loạng choạng đưa nó
về nhà. Đêm đó, tôi đã ngủ lại đó, nhưng say quá, nên có thể, tôi chỉ ngủ mà
không làm gì khác.
Tôi đoán chắc điều đó vì
sáng hôm sau nhìn ánh mắt con bé rất tươi tỉnh, pha nước cho tôi tắm và làm bữa
ăn sáng cho tôi. Đó là lần gặp đầu tiên để bắt đầu cho nhiều lần sau đó.
*
Lam mua về những món ăn
dành cho người mang thai, ăn như để trêu tức tôi, tôi chống đũa nhìn Lam ăn,
Lam cúi mặt ăn hết một mạch rồi buông đũa, “Anh không ăn sao? Dạo này em
phải ăn cho hai người sống nên cố gắng mệt quá, anh ăn đi!”. Tôi im lặng bỏ
ra ngoài hút thuốc. Lam không nói gì thêm, tôi nghe tiếng dọn chén bát lanh
canh.
Làm xong nhiệm vụ của
mình thì Lam đi về phòng ngủ, không hỏi tôi bất cứ điều gì. Tôi đi theo Lam, mở
lời, “Anh muốn nói chuyện với em!”. Lam giũ giường, trải mền trải gối, “Em
phải ngủ sớm để giữ gìn sức khỏe, người ta nói phụ nữ mang thai không được thức
khuya!”. Tôi gần như phát điên lên vì những điều Lam nói, cô ấy xem chuyện
có con khi chưa có chồng là điều đáng tự hào, trong khi chính tôi, lại chưa sẵn
sàng cho một đám cưới, “Anh không thể làm đám cưới bây giờ được!”, Lam
vẫn không nhìn sang tôi “Anh không cần làm điều đó!”, tôi lại càng muốn
điên lên lần nữa “ Bây giờ em muốn gì? Làm sao chúng ta có thể có con khi
chưa cưới nhau?”, Lam nhếch môi “Nhưng chúng ta đã sống cùng nhà với
nhau rồi đó thôi!”.
Tôi cứng lưỡi không nói
được lời nào, vì chuyện về sống cùng nhau là do tôi đề nghị, thuyết phục mãi
nhiều lần Lam mới chấp nhận, trước đây, tôi đã hứa hàng trăm điều tôi sẽ làm
cho Lam nếu về sống cùng nhau, bởi đơn giản, nếu Lam về sống cùng tôi, tôi
không còn phải tốn thêm thời gian hò hẹn, tôi sẽ bớt những bữa cơm bụi cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng, tôi sẽ có rất nhiều điều lợi khi nhà mình có thêm một người
phụ nữ. Tôi đã từng yêu Lam, nhưng sau đó thì sống cùng Lam là một thói quen
khó bỏ, còn tình yêu, tôi không biết còn tồn tại không sau từng ấy năm chung
sống, sau bao nhiêu lần tôi phản bội Lam để nói lời yêu thương và ngủ với những
cô gái khác. Cũng có đôi lần, nhất là những lần đầu, tôi cũng có cảm giác có
lỗi với Lam.
Tôi lại ra ngoài đốt
thuốc, tôi nghe tiếng khóc sụt sùi bên trong. Dẫu thế nào, tôi tin, mình cũng
sẽ thuyết phục được Lam bỏ đi đứa con, bởi nó chưa tượng hình, cũng như chưa
phải lúc phải ràng buộc nhau bằng một gia đình.
*
Con nhỏ ngồi lơ mơ kể …
Cha em mất từ lúc em ba
tuổi, bốn tuổi em có người cha mới, ông ấy thương em đến mức làm tất cả mọi thứ
cho em, đến năm em mười ba tuổi, em mới biết rằng tình thương mà người cha
dượng dành cho em không khác gì ông dành cho mẹ, nghĩa là tình thương của thân
xác, của dục vọng hèn hạ, của con người vô liêm sỉ, của kẻ nhẫn tâm…
Em biết anh cho em là đứa
hư hỏng, vì mới mười bảy tuổi mà ngủ với anh lại không có giọt máu dưới tấm ga
giường, nhưng cái giọt máu ấy, mà em nhớ không chỉ một giọt thôi đâu, phải gọi
là một vũng máu mới đúng, nó làm ướt tấm ga giường màu hồng mà em rất yêu thích
từ năm em mười ba tuổi. Sau đó, ông ta đã mua đền lại cho em tấm khác để đảm
bảo rằng em không mách mẹ vì việc ông đã làm em “bị thương”.
Tôi nhìn quanh gian
phòng, định hỏi nhưng con nhỏ đưa một ngón tay lên miệng tôi ngăn lại, lắc đầu,
“Anh không cần hỏi gì, từ từ em sẽ kể hết, em hứa, mỗi ngày anh đến em sẽ kể
anh nghe một chuyện, cho tới hết đời này, anh nghe cũng không hết những chuyện
em định kể đâu”.
Tôi
lạnh người khi nghe em kể, những chuyện đau đớn nhất đời mình mà em đã kể ra
một cách thờ ơ, giọng kể đều đều không có điểm nhấn. Lẽ ra, nếu em vừa kể vừa
khóc thì có lẽ tôi sẽ dễ dàng tin đó là sự thật hơn. Nhưng… không ai bịa ra
những chuyện kinh khủng như thế để gán vào đời mình, mà với một con nhỏ mười
bảy lại càng không. Tôi nhìn em, em nhìn tôi rồi nhìn xuống tấm ga giường nhăn
nhúm, em nhếch môi cười rồi kéo nó trở lại phẳng phiu, tôi lắc đầu, “Anh
không bao giờ để ý tới tấm ga giường, nó không quan trọng với tình yêu của anh!”.
Con bé có vẻ xúc động sau câu nói của tôi, mắt nó rưng rưng nhìn tôi. Tôi kéo
con nhỏ vào ngực mình để nó khỏi nhìn thấy ánh mắt không có chút cảm xúc nào
của tôi sau câu nói ấy, bởi đó chỉ là những câu tôi nói ngoài đầu môi, được sử
dụng nhiều lần. Mà nghĩ lạ, bọn con gái (có quan hệ với tôi) sao mà dại, lần
đầu tiên với một người đàn ông, đều khóc vì những lầm lỡ trong quá khứ và xin
mình tha thứ. Việc gì phải khổ nhọc đến thế?
*
Lam vẫn như mọi khi, thay
đổi sinh hoạt hàng ngày để phù hợp với một người phụ nữ mang thai. Tôi hàng đêm
vẫn nằm ngoài sofa hút thuốc, Lam kiêng hẳn chuyện chăn gối với tôi, điều đó
làm tôi càng hưng phấn hơn và nghĩ nhiều hơn đến con nhỏ mười bảy tuổi. Lam
không đòi hỏi bất cứ trách nhiệm nào nơi tôi, vẫn cứ ra vào nhà như trêu ngươi
tôi, vẫn hạnh phúc khi dùng tay xoa lên bụng mình. Còn tôi thì ngay ngáy lo khi
nhìn bụng Lam ngày một lớn, đến nỗi Lam than thở, “Đồ bình thường của em
chật hết rồi, mai em đi sắm áo bầu”. Lúc này thì tôi hoảng hốt thật, vì Lam
không những chỉ để trêu ngươi tôi, mà Lam có ý định giữ lại đứa bé thật, nàng
không sợ bất cứ điều gì khi nàng mặc áo bầu, ở công ty, bạn bè hay lối xóm sẽ
biết hết điều đó, và, khi ấy chỉ có mình tôi là người tội lỗi, tôi phải làm gì
đây? Tôi bắt đầu việc thuyết phục của mình lần nữa, “Em à, bây giờ chúng
mình sinh con làm sao mà nuôi nổi nó, khi mọi thứ còn chưa ổn định?”, Lam
dửng dưng, “Em sẽ nuôi, không cần đến anh!”. Tôi nổi nóng, “Vậy thì
em ở đây làm gì, em có cần gì đến tôi nữa đâu?”. Lam tròn mắt nhìn tôi, như
nhìn một người lạ, nhìn một cách sững sờ. Tôi biết mình đã lỡ lời, nhưng không
thể rút lại kịp, chỉ vội vàng nói, “Ý anh là… xin lỗi… anh không có ý đó!”.
Ánh mắt Lam vẫn chưa thôi sững sờ nhìn tôi, từ trong ấy, rơi ra hai giọt nước.
Lam khóa trái cửa phòng, tôi lại nằm ngoài hút thuốc.
*
Con nhỏ vẫn tiếp tục kể
sau khi đã cùng tôi ân ái, nằm trong vòng tay tôi.
Hôm sau, em đã kể cho mẹ
nghe về chuyện cha dượng đã ăn ngủ với em như thế nào, nhưng không những mẹ
không tin mà còn mắng em vì tội dám vu khống người đã thương yêu em trong những
năm qua. Em chỉ nhếch môi cười khẩy rồi bỏ nhà đi, em chỉ mang theo vài bộ quần
áo, nhảy cửa sổ, leo qua hàng rào và đi ra phố, từ đó em không bao giờ trở lại
nữa. Em đi bán báo dạo, em bán quán cơm, bán cà phê để kiếm chỗ ăn chỗ ngủ,
cuộc sống em cứ vậy mà trôi…
*
Lam
bỏ nhà đi, mọi thứ Lam đều dọn đi hết, với lời nhắn gửi lại rằng, “Em sẽ
sinh con và không cần bất cứ một trách nhiệm nào nơi anh, anh hãy coi như không
có mẹ con em!”. Căn nhà trở nên trống rỗng, không có tiếng khua xoong chảo,
không có tiếng nước chảy, không có tiếng sập cửa khi giận dỗi, không có bất cứ
thứ gì để thấy rằng trong nhà đang có người phụ nữ sinh sống.
*
Tôi nằm bên con nhỏ mười
bảy tuổi. Thở dài. Con nhỏ cũng thở dài, hỏi tôi “Chị ấy đã bỏ anh đi, đúng
không?”. Tôi giật thót người, định nói dối, nhưng nó cười, “Anh đừng có
nói dối em nữa, anh đã từng yêu rất nhiều người, và anh cũng đang có người yêu,
chị ấy sống cùng anh nữa kia mà!”
Tôi gật đầu, chống trả
yếu ớt “Nhưng anh chỉ yêu em…”. Con nhỏ lại lắc đầu và cười. Rồi nó hỏi “Từ
ngày anh gặp em, anh có ngủ cùng chị ấy không?”, tôi thắc mắc “Em hỏi để
làm gì?”, “Chỉ để biết thôi” – nó nói, “Không!” – tôi khó
khăn trả lời vì chính tôi cũng không nhớ. Rồi con nhỏ lại từ từ kể tiếp…
Tới khi em mười lăm tuổi,
em làm việc trong một quán cà phê, bọn đàn ông vào đó đều muốn có số điện thoại
của em, đều cho em rất nhiều tiền để làm cái chuyện mà cha dượng em đã làm hai
năm trước đó, lúc này thì em lớn rồi, em biết em sẽ không bao giờ “bị thương”,
không bao giờ có máu nữa, cả đời con gái chỉ “bị thương” một lần ấy mà thôi.
Rồi từ đó, em kiếm tiền rất thoải mái, em kiếm rất nhiều tiền, ai cũng khen em
đẹp, rồi năm em mười sáu tuổi, em bị bệnh rất nặng, bác sĩ bảo đó là bệnh lây
qua đường tình dục…
Tôi bật ngồi dậy, sửng
sốt, con nhỏ mỉm cười, ấn vai tôi nằm xuống.
Anh
yên tâm, em đã chữa khỏi hẳn mấy cái bệnh vớ vẩn đó rồi, nhưng có một bệnh
không chữa được, mà anh là người đàn ông thứ 100 em có thể lây lan.
Tôi không đủ bình tĩnh,
ngồi bật dậy, ấn hai tay vào cổ con nhỏ “Tại sao? Tại sao em làm vậy? Tại
sao?”. Con nhỏ cố vùng ra khỏi tay tôi, ho khục khặc và trả lời “Vì em
thù đàn ông, nhất là cái loại đàn ông trăng hoa, trơ tráo!”. Tôi xấn đến,
tát cho con nhỏ bạt tai, rồi người như rơi tõm xuống hố sâu, rơi một cách tự
do. Con nhỏ tay ôm má, ngồi cười, cười đến chảy nước mắt, “Anh cũng chỉ là
loại thối tha, muốn giết chính con của mình thì thứ gì trên đời này mà anh
không dám làm, tôi thay trời “hành đạo” thôi!”.
Nói xong thì con nhỏ
khoác áo bỏ đi ra ngoài.
***
Bước chân tôi không còn
xác định đâu là lối đi lối về, tôi như một người điên khóc cười giữa đường phố.
Môi chợt bật lên gọi, Lam
ơi…
SG, 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét