Sukumar Ray
sinh ngày 30 tháng 10 năm 1887 tại thành phố Calcutta. Ông là nhà văn Ấn độ sáng
tác bằng tiếng Bengali, hầu hết các tác phẩm của ông là viết cho thiếu nhi. Các
tác phẩm tiêu biểu của ông là Gibberish, Crazy Dashu, HaJaBaRaLa.
Ông mất ngày
09 tháng 9 năm 1923 tại Calcutta, Ấn độ.
Truyện ngắn
dưới đây được Zinia Mitra dịch từ tiếng Bengali sang tiếng Anh in trên tạp chí
Parabbas, số tháng 7 năm 2005. Bản dịch tiếng Việt theo Zinia Mitra.
JATIN VÀ ĐÔI GIÀY XĂNG ĐAN
Cha của Jatin mua cho cậu một đôi
xăng đan mới và căn dặn: “Nếu lần này con làm rách đôi xăng đan thì con sẽ đi
giày rách đấy”.
Mỗi tháng Jatin lại cần một đôi giày
mới. Quần áo thì rách chỉ sau vài ngày mặc. Cậu chẳng cẩn thận chuyện gì. Sách
của cậu thì long bìa, trang sách thì lem luốc, tấm bảng đá của cậu thì có một đường
nứt từ trên xuống dưới. Phấn thì luôn luôn rớt khỏi tay, hậu quả là chúng bị gãy,
bể thành nhiều mẩu. Một thói quen xấu khác là ưa gặm đầu bút chì. Vì cứ bị gặm
hoài nên chúng trông giống vỏ đậu phộng. Khi thầy giáo của cậu thấy thế, ông hỏi:
“Bộ ở nhà em ăn không no sao?”.
Với đôi giày xăng đan mới mang vào
chân, Jatin rất cẩn thận trong ngày đầu tiên để chúng khỏi hư. Cậu đi lên, xuống
cầu thang cẩn thận, đi qua cửa rất cẩn thận, lưu ý để khỏi bị vấp. Nhưng chỉ thế
thôi. Sau vài ngày cậu lại y như trước. Quên béng đôi giày xăng đan, cậu phóng
xuống cầu thang và vấp vào mấy hòn đá. Chuyện này cứ xảy ra liên tục. Thế là chưa
đầy một tháng, đôi xăng đan của cậu bị rách ở phía trước. Mẹ của Jatin khuyên:
“Gọi người thợ giày và nhờ may lại không
thì hư cả đôi đấy”. Nhưng người thợ giày không được gọi và các chỗ hở rộng hơn.
Chỉ có một việc mà Jatin quan tâm
– là con diều của cậu. Cậu cẩn thận sửa sang con diều với những miếng dán và làm
lâu đến chừng nào cũng được. Vào giờ chơi chủ yếu là cậu thả diều. Vì con diều
mà cậu bị đuổi ra khỏi nhà ăn. Nếu con diều của cậu bị sờn, cậu lén vào nhà bếp
tìm hồ dán. Nếu cậu muốn thêm đuôi cho diều hay cần một cái kéo, cậu lén lục hộp
đựng đồ may của mẹ. Một lần cậu mê thả diều quên mất giờ ăn.
Hôm đó Jatin khá sợ trong khi từ
trường về nhà. Cậu đã làm rách bộ đồ mới của cậu trong khi trèo cây. Sau khi cất
sách, cậu cố mang đôi xăng đan vào, còn đôi giày nhưng cậu nó đã tơi tả quá và
không sửa được nữa. Khi cậu xuống cầu thang cậu nhảy ba bậc một lần. Cuối cùng đôi
xăng đan rách toạc. Cùng lúc đó cậu thấy đất dưới chân trượt đi và đôi giày rách
của cậu làm cậu trượt bắn lên không đến chỗ nào đó cậu không biết được.
Cuối cùng khi
dừng lại, Jatin thấy cậu ở một nơi lạ hoắc. Chung quanh cậu có nhiều người thợ
giày đang ngồi. Khi thấy Jatin họ lại gần cậu, gỡ giày của cậu ra và bắt đầu cạo
bụi đất cẩn thận. Một người tử tế lãnh đạo nhóm thợ, nói với Jatin: “Ta nghe rằng
cháu rất hư. Hãy xem cháu đã làm gì với đôi giày của cháu. Nhìn đi, chúng gần
chết”. Lúc ấy Jatin đã bình thường trở lại, nói: “Bộ giày có đời sống hay sao mà
nói nó gần chết?” Những người thợ giày nói: “Chớ còn gì nữa? Cháu nghĩ sao? Khi
cháu mang giày chạy, chúng không đau sao? Chúng có đau đấy. Đó là lý do làm chúng
rít lên. Khi cháu chạy lên chạy xuống cầu thang, sức nặng của chân cháu làm tơi
mặt của chúng. Chính xác vì vậy mà chúng đưa cậu lại gặp chúng tôi. Chúng tôi
chịu trách nhiệm các việc thuộc về các cậu bé. Khi các cậu không quan tâm đúng
mức đến những món đồ của các cậu, chúng tôi sẽ cho những bài học cần thiết”. Người
thợ giày đưa trả đôi giày lại cho cậu và nói: “Cầm lấy! Bắt đầu sửa giày đi”.
Jatin điên tiết, cáu kỉnh nói: “Cháu không biết sửa giày, những người thợ giày
sửa giày chứ”. Người thợ giày cười nói: “Bộ đây là quê của cháu hả? Bộ cháu nói
rằng không sửa mà được sao? Kim nè, chỉ nè… bắt đầu may đi!”
Lúc đó cơn tức
bực của Jatin đã giảm và cậu sợ. Cậu nói: “Cháu không biết may”. Người thợ giày
đáp: “Ta sẽ chỉ cho cách may”. Jatin bây giờ thì sợ rồi, bắt đầu may giày. Kim
chích vào ngón tay của cậu, gáy cậu nhức mỏi vì cúi xuống đôi giày quá lâu. Sau
một ngày dài vất vả, cậu chỉ hoàn thành được một chiếc giày. Lúc ấy cậu xin người
thợ giày: “Cháu sẽ may chiếc kia ngày mai, cháu đói”. Người thợ giày nói: “Cháu
muốn nói gì? Nếu cháu không hoàn thành công việc cháu sẽ không được ăn mà cũng
không được ngủ. Vẫn còn lại một chiếc giày. Ngay khi cháu làm xong cháu sẽ biết
cách đi đứng cẩn thận để không phá hoại giày nữa. Lúc ấy cháu sẽ phải đến chỗ
thợ may để may quần áo của cháu. Rồi chúng ta sẽ xem xét những việc khác mà cháu
làm hư hỏng”.
Lúc ấy Jatin chảy nước mắt. Cậu cố
may chiếc giày còn lại. May là chiếc này không rách nặng lắm. Bây giờ những người
thợ giày dẫn cậu lại một ngôi nhà năm tầng. Một cầu thang chạy dài từ dưới tầng
trệt lên đến tầng thượng. Họ bảo Jatin: “Đi đi, đi lên hết năm tầng rồi đi xuống.
Nhớ lời ta dặn, mỗi bước chỉ một bậc cầu thang thôi”. Jatin đi lên năm tầng lầu
rồi đi xuống. Họ nói: “Không được! Có ba lần cháu đã nhảy hơn hai bậc một lúc,
và cháu đã nhảy hơn ba bậc hai lần. Đi lại. Nhớ đấy! Không được nhảy. Không được
nhảy hơn một bậc”. Sau khi đi lên đi xuống quá nhiều bậc cấp, hai chân Jatin nhức
mỏi. Cậu không nhảy nữa. Cậu chầm chậm đi lên và xuống cầu thang. Họ nói: “Được
đấy. Bây giờ đến chỗ thợ may”.
Rồi họ đưa cậu đến một khoảng sân
trống trải ở đó chỉ có những người thợ may đang ngồi may quần áo. Khi họ thấy
Jatin họ hỏi: “Cháu đã làm rách gì?”. Họ nhìn cái khố của cậu và nói, “Xem kìa,
cháu đã làm rách khố một mảng lớn”. Những người thợ may lắc đầu chê trách: “Thật
không công bằng. Thật không công bằng. Bắt đầu may đi. Nhanh lên”. Jatin không đủ
can đảm từ chối. Cậu cầm lấy kim chỉ và bắt đầu may. Cậu xuyên kim qua vải chỉ
hai lần thì mấy người thợ may la: “Gì thế? Như vậy gọi là may đó hả? Bắt đầu lại,
làm lại”. Mỗi lần cậu xuyên kim qua vải họ lại la: “Làm lại, làm lại”. Cuối cùng
thì Jatin khóc, cậu nói: “Cháu đói quá, cho cháu về nhà, cháu sẽ không làm làm
rách quần áo và làm gãy dù nữa”. Nghe cậu nói, họ bắt đầu cười. Họ nói: “Cháu đói
hả? Chúng ta có nhiều món ăn được”. Họ đưa cho cậu một số bút chì mà họ dùng để
vẽ lên vải. “Cháu thích gặm bút chì, vậy ăn mấy cây bút chì này đi, chúng ta không
có món khác”.
Họ để mặc cậu và quay lại với công
việc của họ. Mệt lả, Jatin nằm xuống đất khóc. Ngay lúc đó trên trời có tiếng vù
vù. Con diều mà Jatin đã dán đáp xuống lòng cậu. Nó thì thầm: “Cậu đã chăm sóc
cho tôi cẩn thận, vì vậy tôi đến để giúp cậu. Nắm chặt lấy đuôi của tôi. Mau lên”.
Jatin nhanh chóng leo lên đuôi diều nắm chặt. Con diều đưa cậu bay vù lên. Nghe
tiếng động những người thợ may rượt theo và định cắt đuôi diều. Đột nhiên Jatin
và con diều của cậu bắt đầu hạ xuống.
Xuống, xuống…ngay khi va đầu vào đất,
Jatin giật mình thức dậy. Có trời mới biết chuyện gì đã xảy ra với con diều, nhưng
Jatin thì thấy cậu đang nằm dưới chân cầu thang, đầu đau kinh khủng.
Sau mấy ngày bị đau, Jatin hồi phục.
Mẹ cậu nói, “Sau khi té cầu thang con trai tôi bị yếu lắm. Nó không còn xông
pha như trước. Nó không còn chạy hay nhảy nữa, liệu đôi xăng đan của nó xài được
bốn tháng không?”
Sự thật là Jatin chưa quên được những
người thợ giày và thợ may.
VÕ HOÀNG MINH dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét